Ngày 16/7, Văn phòng Điều phối XDNTM Hà Nội tổ chức họp báo về việc kết nối, quảng bá sản phẩm OCOP tại Hà Nội.
Dự kiến, từ ngày 23 – 27/7, sẽ có 150 gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP của các tỉnh miền núi phía Bắc, Hà Nội và nhiều địa phương trên cả nước, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quân Tây Hồ (Hà Nội).
Được biết, đây là địa điểm hàng ngày có rất nhiều khách đến tham quan du lịch, đã có 27 tỉnh thành trong cả nước đăng ký tham gia. Trong đó, có 550 sản phẩm đã được chứng nhận sao, và 1.800 sản phẩm tiềm năng.
Ông Đỗ Hoàng Thạch, Giám đốc Công ty Cổ phần xúc tiến thương mại nông nghiệp Việt Nam, cho biết: “Dự kiến, sự kiện này sẽ kết nối được rất nhiều sản phẩm OCOP với người tiêu dùng, nhất là trong những ngày thứ 7, chủ nhật vì rất đông khách đến hội chợ.
Qua khảo sát cho thấy, 1 ngày có trên dưới 1 vạn người (trong đó khách quốc tế khoảng 20%), đến thung lũng hoa Tây Hồ chụp ảnh. Từ 7 h tối trở đi, người dân và khách đi bộ rất đông, không khác gì đi trẩy hội chùa Hương dịp Tết”.
Theo đó, khu trưng bày có đặc sản của 11 tỉnh thành trong cả nước như: Lạng Sơn có vịt quay, lợn quay; cá ngừ đại dương (Phú Yên), do các nghệ nhân ẩm thực đảm nhận. Nghệ An có súp lươn, bánh mướt ... Hà Nội có cá lăng sông Hồng…
Khu trình diễn ẩm thực rộng 100 m2, và không gian ẩm thực cho khách thưởng thức rộng 200 m2.
Để kết nối với các sản phẩm OCOP còn có các siêu thị Vinmatr, BiC, Ion, Hapro… họ đều là thành viên của Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam. Riêng Hà Nội, có Công ty Cổ phần thương mại Nông nghiệp Việt Nam, Bbgreen, Bác Tôm đồng hành cùng sản phẩm OCOP từ rất sớm.
Ngoài các gian hàng rất phong phú kể trên, tại phố đi bộ còn có, khu trưng bày sinh vật cảnh rộng 650 m2, trong đó có 6 con rồng, 2 con lênh, do đội ngũ giáo viên nghệ nhân quốc gia tỉnh Bình Dương sáng tác, để người dân chiêm ngưỡng giá trị của nó, nhất là khách quốc tế.
Phát biểu tại buổi họp báo, ông Nguyễn Văn Chí, Phó chánh Văn phòng Thường trực XDNTM Hà Nội, cho biết: “Các tỉnh về tham dự sản phẩm OCOP còn rất ít, nên sẽ trưng bày theo địa phương. Về lâu dài, sẽ có khu trưng bày dành riêng cho sản phẩm OCOP.
Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, chưa chắc đã là sản phẩm OCOP, nhưng đã là OCOP, phải truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Rào cản của vấn đề là chất lượng sản phẩm, và tính cộng đồng của sản phẩm ra sao. Người dân tham gia sản phẩm và xử lý môi trường như thế nào? Là những câu hỏi đang được Hà Nội thảo luận, và sẽ có bộ tiêu chí, để chuẩn bị xuất khẩu”.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…