Sáng 7/11, Sở NN&PTNT Hà Tĩnh và Ban Quản lý Dự án tổ chức hội nghị khởi động “Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện Reedd+ ở Việt Nam giai đoạn 2 tỉnh Hà Tĩnh”
Trong gần 4 năm (2014 -2017) triển khai tại Hà Tĩnh, Chương trình UN REEDD đã hỗ trợ kinh phí giao 4.355 ha rừng cho 1.118 hộ và 10 cộng đồng; xây dựng 21,3 ha mô hình trồng rừng gỗ lớn áp dụng biện pháp tỉa thưa tại HTX Đại Thành; 1,82 ha mô hình trồng cây ba kích tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hương Sơn; gần 1 ha mô hình trồng cây đinh lăng; khoanh nuôi tái sinh 65ha rừng có tác động cao tại Hồng Lĩnh; hỗ trợ phát triển trên 15ha bưởi Phúc Trạch; triển khai thí điểm chia sẻ lợi ích cho các hoạt động quản lý bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh có tác động thấp (gần 5.800 ha)...
REDD+ tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2016 - 2019 được tập trung thực hiện tại 190 xã thuộc 13 huyện, thành phố, thị xã có rừng và đất lâm nghiệp
Trên cơ sở thực hiện thành công giai đoạn từ 2013-2016, Dự án “Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện Reedd+ ở Việt Nam giai đoạn 2 (FCPF) tỉnh Hà Tĩnh” nhận được khoản tài trợ bổ sung 5 triệu USD từ Quỹ Đối tác các-bon trong lâm nghiệp thông qua Ngân hàng Thế giới, thực hiện từ tháng 12/2016 đến 12/2019.
Dự án hỗ trợ Chính phủ Việt Nam về mặt tài chính và kỹ thuật để giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng; tăng khả năng hấp thụ khí của rừng; quản lý bền vững tài nguyên rừng; bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần thực hiện thành công chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu.
Dự án gồm 4 hợp phần với 17 tiểu hợp phần, nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực tổ chức và kỹ thuật cho các cơ quan liên quan ở Trung ương và 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế nhằm chuẩn bị sẵn sàng thực hiện Reedd+.
Trà Giang
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.