Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 31 tháng 12 năm 2015 | 2:41

Hà Tĩnh: Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

Tại Hội nghị tổng kết ngành Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh năm 2015, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2016, ông Đặng Ngọc Sơn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh đã khẳng định như vậy.

Ông Lê Đình Sơn, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, tặng Cờ thi đua cho các đơn vị trong ngành Nông nghiệp và PTNT hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2015.

Trên cơ sở định hướng của Nghị quyết HĐND tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 – 2020, trước mắt năm 2016, ngành Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất toàn ngành đạt trên 7%/năm; tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt trên 18.400 tỷ đồng; trong đó, nông nghiệp 14.950 tỷ đồng; lâm nghiệp 1.380 tỷ đồng; thủy sản 2.090 tỷ đồng. Sản lượng lương thực ổn định trên 51 vạn tấn; giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đạt 80 triệu đồng/ha; tỷ trọng chăn nuôi chiếm 51% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp; sản lượng thịt hơi trên 148 ngàn tấn; sản lượng thủy sản hơn 46.500 tấn; độ che phủ rừng đạt 53%. Phấn đấu có thêm ít nhất 20 xã đạt chuẩn NTM; không còn xã đạt dưới 9 tiêu chí; bình quân mỗi xã thành lập thêm 2-3 doanh nghiệp; 2-3 HTX; 7 THT…

Được biết, năm 2015, hầu hết các chỉ tiêu UBND tỉnh giao ngành Nông nghiệp và PTNT đều thực hiện đạt và vượt kế hoạch. Theo đó, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất toàn ngành đạt 7,96%, mức cao nhất từ trước tới nay; tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt 17.439 tỷ đồng. Trong đó, nông nghiệp 14.100 tỷ đồng; lâm nghiệp 1.356 tỷ đồng; thủy sản 2.076 tỷ đồng. Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đạt 70 triệu đồng/ha; tỷ trọng chăn nuôi chiếm 48,2%; sản lượng lương thực 55,36 vạn tấn (tăng 3,3%); độ che phủ rừng đạt 52,14%.

Ông Đặng Ngọc Sơn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh phát biểu tại hội nghị.

“Riêng lĩnh vực XDNTM năm 2015 là năm bước ngoặt của Hà Tĩnh khi vinh dự là một trong 13 tỉnh của cả nước được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất và thưởng 30 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2015, toàn tỉnh có 26 xã đạt chuẩn, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM lên 52 xã, chiếm 23% tổng số xã; không còn xã dưới 8 tiêu chí”, ông Sơn nói.

Bên cạnh đẩy nhanh tiến độ các tiêu chí, năm 2015 Hà Tĩnh phát triển mới được 3.255 mô hình sản xuất kinh doanh có doanh thu 100 triệu đồng/năm trở lên (cao gần gấp đôi so với năm 2014), nâng tổng số mô hình phát triển sản xuất lên con số gần 10.000, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Ông Lê Ngọc Huấn, Chủ tịch UBND huyện Hương Khê.

Ông Lê Ngọc Huấn, Chủ tịch UBND huyện Hương Khê, cho biết, năm 2015, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự đoàn kết, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện vẫn đạt 14,2%; trong đó nông nghiệp tăng 8,25%; thu nhập bình quân trên 30 triệu đồng/người/năm; có 2 xã về đích NTM là Phúc Trạch và Phú Phong.

Để thúc đẩy phát triển kinh tế năm 2016, ông Huấn đề nghị tỉnh Hà Tĩnh và các ban ngành tập trung đầu tư, hỗ trợ Hương Khê bảo tồn, phát triển diện tích bưởi Phúc Trạch và cam Khe Mây. Đồng thời, có chính sách phù hợp giúp nông dân phát nhân rộng mô hình chăn nuôi trang trại, gia trại.

Ông Bùi Quang Hoàn, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh.

Theo ông Bùi Quang Hoàn, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh, mặc dù là huyện mới chia tách nhưng Đảng bộ, nhân dân trên địa bàn sớm ổn định hệ thống chính trị, bắt nhịp định hướng của Trung ương, tỉnh về phát triển kinh tế, xã hội. Đặc biệt là chung tay thực hiện mạnh đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và XDNTM. Theo đó, năm 2015 Kỳ Anh đạt tốc độ tăng trưởng 17,9%; có thêm 3 xã hoàn thành 19 tiêu chí, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM lên con số 5. Theo kế hoạch đề ra năm 2016, Kỳ Anh phấn đấu có thêm 4 xã đạt chuẩn NTM.

“Để hoàn thành được mục tiêu trên, chúng tôi tập trung đổi mới phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo; bám sát định hướng của Trung ương, tỉnh và chỉ ra từng khâu, từng công việc cụ thể cần phải làm cho các xã, để làm sao xây dựng xã đạt chuẩn phải đảm bảo tính bền vững”, ông Hoàn nói.

Thành công của ngành Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh trong một năm qua không thể không nhắc đến sự vào cuộc quyết liệt của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh khi “mạnh tay” đầu tư cho ngành nông nghiệp như Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh; Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk), đặc biệt là sự xuất hiện của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai và Công ty CP chăn nuôi Bình Hà.

Một góc khu nuôi bò của Công ty CP chăn nuôi Bình Hà tại Hà Tĩnh.

Ông Đinh Văn Dũng, Tổng giám đốc Công ty CP chăn nuôi Bình Hà, cho biết: Nhờ được sự quan tâm, giúp đỡ của lãnh đạo tỉnh, các sở ban ngành địa phương và nhân dân, dự án chăn nuôi bò thương phẩm đầu tư vào Hà Tĩnh của công ty chúng tôi bước đầu thu được kết quả khả quan. Hiện, chúng tôi đã nhận được 950ha/nhu cầu 6.000ha; thả nuôi hơn 7.000 con bò, cuối năm 2015 đạt 30.000 con; năm 2016 đạt 150.000 con. Kết thúc dự án năm 2017, tổng mức đầu tư ước trên 4.000 tỷ đồng với tổng đàn dự kiến trên 254.000 con.

Với số lượng bò lớn như trên, nhu cầu đồng cỏ phục vụ chăn nuôi cần khoảng 20.000ha/vụ (bình quân mỗi ngày cung ứng cho trang trại 3.000 - 5.000 tấn thức ăn). Chắc chắn khi dự án hoàn thành sẽ giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, góp phần tăng thu ngân sách cho địa phương.

Anh Bình

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top