Đoàn công tác của Đại sứ quán Hàn Quốc vừa làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa về tiến trình thực hiện dự án Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2.
Tại buổi làm việc, ông Kim Eui Joong, Trưởng đoàn công tác của Đại sứ quán Hàn Quốc, khẳng định: Dự án Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 là dự án lớn được cả phía Hàn Quốc và Việt Nam quan tâm. Hơn nữa, dự án này còn mang ý nghĩa thắt chặt quan hệ ngoại giao, tình hữu nghị giữa 2 đất nước Việt Nam và Hàn Quốc.
“Khi triển khai thực hiện Dự án Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2, phía Hàn Quốc quan tâm hàng đầu là vấn đề môi trường và an toàn vận hành. Đoàn công tác mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm và đồng thuận ủng hộ từ phía chính quyền tỉnh Thanh Hóa trong việc thực hiện dự án này”, ông Kim Eui Joong nhấn mạnh.
Trong buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, ngoài việc nắm bắt về tiến trình thực hiện Dự án Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2, Đoàn công tác của Đại sứ quán Hàn Quốc còn cho biết: Trong thời gian tới sẽ tiếp tục tổ chức các đoàn công tác của cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc sang tìm hiểu, xúc tiến đầu tư tại tỉnh Thanh Hóa.
Sau khi ghi nhận sự quan tâm của Đoàn công tác đối với địa phương, ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, cho hay: Trong thời gian qua, tại địa phương đã có 28 dự án của Hàn Quốc, với số vốn đầu tư lên đến 1,5 tỷ USD. Tất cả những dự án trên, tỉnh Thanh Hóa đều tạo điều kiện và đồng thuận, ủng hộ cao. Đối với Dự án Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2, tỉnh cũng đặc biệt quan tâm. Địa phương cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để dự án được hoàn thành đúng tiến độ.
“Hiện nay, Thanh Hóa đang ưu tiên đầu tư các lĩnh vực sau lọc hóa dầu, sản xuất ô tô, y tế, giáo dục... Thông qua Đoàn công tác và Đại sứ quán Hàn Quốc, địa phương mong hình ảnh đất, người xứ Thanh và môi trường đầu tư của tỉnh sẽ được quảng bá rộng rãi hơn nữa đến đất nước Hàn Quốc và cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc”, ông Xứng nhấn mạnh.
Đại diện Đoàn công tác đã kiến nghị tỉnh Thanh Hóa tiếp tục có những buổi giới thiệu sâu hơn nữa về tiềm năng, lợi thế của địa phương cho cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc được biết, để họ tìm hiểu và hợp tác đầu tư sản xuất, kinh doanh.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.