Do nắng nóng kéo dài, hàng trăm hecta cây chè ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái bị héo lá, không lên búp.
Toàn huyện Văn Chấn hiện có trên 4.000ha chè, sản lượng chè búp tươi hàng năm đạt trên 45.000 tấn. Năm nay, nắng nóng kéo dài nên hơn 300 hecta chè bị héo lá, không lên búp, tập trung chủ yếu ở Thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ và xã Sơn Thịnh.
Để khắc phục tình trạng này, người dân địa phương đã tìm nguồn nước và đầu tư đường ống đưa nước về tưới cho cây chè. Tuy nhiên, việc này cũng chỉ giải quyết được một phần nào, do vùng chè rộng lớn.
Nhiều diện tích chè không cho thu hoạch như kì vọng |
Sản lượng chè búp tươi bị sụt giảm không chỉ gây khó khăn cho người trồng chè, mà các nhà máy sản xuất cũng bị thiếu nguyên liệu. Ông Nguyễn Thành Vinh, Giám đốc Công ty cổ phần Chè Nghĩa Lộ cho biết, những năm trước, bình quân công ty thu mua được khoảng 8.000 tấn chè búp tươi/năm, còn năm nay dự kiến sản lượng sẽ sụt giảm từ 30 đến 35%. Hiện Công ty đã nỗ lực hỗ trợ bà con để khôi phục các đồi chè.
Người dân Văn Chấn chăm sóc chè |
“Công ty cũng có rất nhiều chính sách để hỗ trợ người dân chăm sóc cây chè, khuyến khích các hộ đầu tư thâm canh theo chiều sâu. Công ty cho vay ứng để bà con mua phân chuồng, phân hữu cơ để đầu tư cho chè, khoản tiền cho vay ấy công ty không tính lãi. Mùa vụ 2019 này, công ty đã hỗ trợ cho bà con khoảng trên 4,5 tỷ đồng”, ông Nguyễn Thành Vinh cho biết./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…