Mang sứ mệnh “Để mọi trẻ em đều được uống sữa mỗi ngày”, Quỹ sữa “Vươn cao Việt Nam” kỳ vọng thế hệ tương lai sẽ có cơ hội phát triển tốt hơn về thể chất và trí tuệ.
Năm 2019, Vinamilk và Quỹ sữa “Vươn cao Việt Nam” đã tiếp tục hành trình năm thứ 12 trao tặng sữa cho trẻ em, nhằm mang đến cho các em niềm vui uống sữa, được chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ. Thông qua đó, các nhà tổ chức kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng dành cho việc phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ của những chủ nhân tương lai đất nước.
Tại điểm dừng chân đầu tiên của năm 2019 - tỉnh Thái Nguyên, chương trình đã nhận được sự chia sẻ với nhiều cảm xúc từ bà Ma Thị Hồng Yến, Hiệu trưởng trường Tiểu học Quy Kỳ, ngôi trường được chọn làm nơi tổ chức buổi lễ trao tặng sữa cho trẻ em Thái Nguyên: “Hơn 50% học sinh của trường là con hộ nghèo và cận nghèo, rất khó khăn, nên việc uống sữa hàng ngày của các con chưa thể đáp ứng được. Nhiều em còn thấp còi so với tiêu chuẩn về phát triển thể lực của ngành y tế. Vì vậy, nhận những hộp sữa bổ dưỡng do quỹ sữa ‘Vươn cao Việt Nam’ trao tặng là niềm vui rất lớn đối với trường, các em học sinh và phụ huynh”.
Nơi huyện vùng cao Quảng Ninh, ông Phạm Đức Chính - Hiệu trưởng trường Tiểu học và THCS Đồng Sơn phấn khởi chia sẻ: “Với món quà ý nghĩa của Quỹ sữa, thầy trò nhà trường chắc chắn sẽ có động lực để dạy và học tốt hơn, học sinh có thể trau dồi trí tuệ và nâng cao thể lựcđể tiếp thu kiến thức mỗi ngày”.
Và tháng 10 vừa qua, Quỹ sữa “Vươn cao Việt Nam” đã chọn Hà Nội là điểm dừng chân cuối cùng khép lại năm 2019, với 119.000 ly sữa bổ dưỡng được trao tặng cho hơn 1.300 trẻ em khó khăn trên địa bàn Hà Nội, với tổng giá trị lên đến 800 triệu đồng.
Bà Nguyễn Thị Hiền - Phó giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em, Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội, cho biết: “Nước ta vẫn còn nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em nghèo chưa được chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ, tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng thể thấp còi tại Việt Nam còn rất cao, đứng thứ 20 trên thế giới. Tình trạng suy dinh dưỡng làm hạn chế sự phát triển thể chất và trí tuệ của các em. Để giải quyết vấn đề này, cần có sự chung tay của toàn xã hội”.
Chính vì vậy, bà Hiền đánh giá cao tinh thần trách nhiệm vì cộng đồng của Vinamilk trong việc đồng hành với Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam triển khai chương trình Quỹ sữa “Vươn cao Việt Nam”, thực hiện mục tiêu để mọi trẻ em Việt Nam được uống sữa mỗi ngày, cũng như các hoạt động vì cộng đồng khác.
Quỹ sữa “Vươn cao Việt Nam” được thành lập từ năm 2008, với sự chủ trì của Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam, thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, cùng sự đồng hành xuyên suốt của công ty Vinamilk với sứ mệnh đảm bảo quyền được uống sữa mỗi ngày của trẻ em Việt Nam, để các em có điều kiện phát triển toàn diện về thể chất cũng như trí tuệ.
Chương trình đã mang hàng triệu ly sữa ấm áp tình thương đến khắp các tỉnh thành trên cả nước, từ Hà Giang đến điểm Cà Mau.
Chỉ riêng trong năm 2019, Vinamilk và Quỹ sữa đã trao tặng hơn 1,635 triệu ly sữa, trị giá gần 11 tỷ đồng, dành cho 18.000 trẻ em của 25 tỉnh thành trên cả nước.
Các chương trình vì cộng đồng như Quỹ sữa “Vươn cao Việt Nam” luôn nằm trong chiến lược phát triển bền vững của Vinamilk với mong muốn đem đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng chất lượng, đặc biệt là trẻ em, thế hệ tương lai của đất nước.
Bên cạnh chương trình Quỹ sữa “Vươn cao Việt Nam”, Vinamilk còn có chương trình Quỹ “1 triệu cây xanh cho Việt Nam”, được triển khai từ năm 2011, với mục đích trồng thêm nhiều cây xanh cho các địa phương trên khắp cả nước, nhằm cải thiện môi trường sống cho người dân Việt Nam.
Tính đến nay, Vinamilk và Quỹ “1 triệu cây xanh cho Việt Nam” đã trồng được hơn 850.000 cây xanh các loại, với tổng giá trị 11 tỷ đồng tại 38 địa điểm của 17 tỉnh thành trên cả nước. Chương trình đang từng bước tiến gần hơn đến mục tiêu trồng được 1 triệu cây xanh cho Việt Nam.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…