Từ sau dịp Tết Nguyên Đán - thời điểm giữa vụ thu hoạch, giá hồ tiêu đen trên đảo Phú Quốc bán tại vườn dao động từ 120.000 – 130.000 đồng/kg. Nhưng đến nay, giá tiêu đen chỉ bán được từ 75.000 – 80.000 đồng/kg, giảm hơn 50.000 đồng/kg.
Do giá hồ tiêu xuống thấp, gia đình anh Trần Quốc Dương ở ấp 4 xã Cửa Cạn vẫn còn tạm trữ hơn 2 tấn tiêu hạt, bởi nếu xuất bán với giá như hiện nay, chủ vườn sẽ thua lỗ nặng.
“Giá tiêu xuống thấp nên gia đình trữ lại mấy tấn. Gia đình không nợ ngân hàng nên không lo, nhưng còn những bà con mới trồng phải vay vốn ngân hàng, với lãi suất cùng với tiền phân bón chăm sóc, với giá này sẽ cầm chắc thua lỗ”, anh Dương cho biết.
Cũng theo anh Dương, giá hồ tiêu giảm nhưng chi phí thuê mướn nhân công lại không giảm. Do vậy, nếu giá tiêu vẫn không tăng, buộc nông dân phải tự làm nhằm lấy công làm lời.
Tiêu xuống giá cũng khiến các hộ thu mua hồ tiêu bị lỗ nặng. Cơ sở thu mua hồ tiêu Sáng Lợi ở khu phố 5 thị trấn Dương Đông hiện còn đọng lại trên 30 tấn tiêu hạt. Số hồ tiêu này gia đình thu mua với giá 120.000 -130.000 đồng/kg ngay giữa vụ thu hoạch. Nhưng với giá bán như hiện nay, cơ sở đang lỗ trên 1 tỷ đồng.
“Tình hình chung của các hộ trồng tiêu trên đảo Phú Quốc cũng như doanh nghiệp đang rất khó khăn. Giá tiêu xuống thấp hơn hồi đầu vụ doanh nghiệp thu mua nên doanh nghiệp không xuất bán được. Nhà vườn sản xuất tiêu với giá này sẽ không đủ chi phí nên đang bị thua lỗ”, anh Sáng cho biết.
Hiện nay, huyện Phú Quốc có gần 500ha hồ tiêu, trong đó có 70% diện tích đang cho thu trái, với sản lượng trên 1.200 tấn. Tuy nhiên, với cách trồng truyền thống từ khâu làm đất, phân bón, công chăm sóc, nông dân vô tình đã đẩy chi phí giá thành hồ tiêu Phú Quốc tăng cao gấp đôi so với đất liền.
Vì vậy khi giá hồ tiêu lao dốc xuống còn 75.000 – 80.000 đồng/kg đang khiến các chủ vườn tiêu trên đảo Phú Quốc gặp nhiều khó khăn trong việc huy động nguồn vốn để tái đầu tư sản xuất./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.