Mới bắt đầu mùa hoa Tết Nguyên đán 2017 nhưng các nhà vườn Đà Lạt lúc nào cũng lo đầu ra không ổn định
Có mặt tại làng hoa Thái Phiên (phường 12, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) những ngày cuối tháng 11, có thể thấy các nhà vườn đang tất bật xuống giống những loại hoa Tết. Ông Hồ Ngọc Dinh, Chủ tịch Hội Nông dân phường, cho biết diện tích trồng hoa phục vụ Tết Nguyên đán 2017 ở Thái Phiên vào khoảng 100 ha, tăng hơn 10 ha so với năm trước. Trong đó, hoa cúc chiếm 70 ha, còn lại là các loại hoa khác như lily, cẩm chướng, đồng tiền, cát tường... Một số nông dân trồng hoa công nghệ cao cũng đã chuẩn bị đủ nguồn giống và gieo trồng đúng thời vụ các loại hoa phục vụ Tết như kim cương, đại đóa, vàng mơ... “Thời tiết năm nay diễn biến bất thường sẽ tác động lớn đến giá hoa Tết. Vì thế, các nhà vườn đều hết sức thận trọng để bảo đảm lượng cung cho thị trường Tết” - ông Dinh dự báo.
Nhà vườn ở thủ phủ hoa Đà Lạt sẵn sàng xuống giống cho vụ hoa Tết Nguyên đán 2017.
Điểm mới của ngành hoa năm nay, theo ông Nguyễn Đình Sơn - Chủ tịch Hiệp hội Hoa Đà Lạt - là có nhiều giống địa lan và lan hồ điệp do các doanh nghiệp nhập từ châu Âu, Nhật… về trồng. Các loại hoa này dự báo sẽ hút hàng vì khách hàng có xu hướng chuyển sang mua hoa chậu do thời gian chưng có thể kéo dài 1-2 tháng. Một số công ty lớn đều đã có đơn đặt hàng từ các nơi như TP HCM, Đà Nẵng, Hà Nội.
Đại diện Công ty Sinh học rừng hoa Đà Lạt cho hay để đáp ứng nhu cầu đa dạng, mới lạ và đẹp theo thị hiếu của khách hàng trong dịp Tết năm nay, công ty đã trồng 250.000 chậu hoa giống ngoại nhập như lily Casiny, Musat, Berbini… Nổi bật là hoa Green Whisky màu xanh lá mạ, cúc Calimero màu trắng xanh, hoa tulip nhiều màu nhằm đáp ứng cho thị trường ngày càng chuộng hoa chậu sang trọng, gọn đẹp và chưng được lâu hơn. Nhiều nhà vườn Đà Lạt cũng tập trung trồng hoa đa sắc trong chậu nhỏ, như cẩm tú cầu xanh, lily nhiều màu có viền trắng chấm bi, thu hải đường đa sắc. Các loài hoa mới có giá vừa phải, trung bình 50.000-150.000 đồng/chậu nên rất dễ bán.
Theo Phòng Kinh tế TP Đà Lạt, vụ hoa Tết năm nay, Đà Lạt có gần 1.000 ha hoa các loại cung cấp ra thị trường. Trong đó, nhiều nhất là hoa cúc với hơn 500 ha hoa cắt cành. Để phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, nhiều loại cúc cắt cành như kim cương, tua xanh, saphia… (là loại bông to, cành dài) được các nhà vườn chủ động ươm trồng thêm. Tuy nhiên, nông dân trồng hoa ở Đà Lạt vẫn sợ nguồn cung sẽ vượt cầu. Ngoài ra, tâm lý sợ “dội hàng” từ bài học đau lòng như vụ hoa Tết năm ngoái nên đa số nông dân đều giảm diện tích.
Hoa, trái “độc” dễ bán
Ngoài các loại hoa truyền thống, dịp Tết Nguyên đán 2017, người tiêu dùng sẽ tiếp cận những loại quả kiểng bonsai độc đáo như dưa lưới (giống Pháp - Nhật Bản) được trồng khảo nghiệm tại Công ty Sinh học sạch Biofresh (khu vực hồ Than Thở, TP Đà Lạt) và dưa tí hon Nam Mỹ Pepino. Tuy nhiên, đây là những loại quả độc đáo thử nghiệm nên nông dân chỉ canh tác với diện tích rất khiêm tốn để thăm dò thị trường.
Anh Nguyễn Định (ngụ phường 8, TP Đà Lạt) trồng thử nghiệm thành công giống dưa tí hon Nam Mỹ Pepino cho biết: “Hiện vườn dưa này cho năng suất còn thấp nên sản lượng bán ra thị trường không nhiều, chủ yếu mang tính thử nghiệm. Dịp Tết Nguyên đán 2017, gia đình sẽ cho ra mắt khoảng 500 chậu dưa kiểng độc, lạ này chào thị trường”.
Ngoài ra, dịp Tết 2017 còn thêm một mặt hàng nông sản mới là dưa lưới với 2 giống Pháp, Nhật lần đầu tiên có mặt tại Lâm Đồng nhưng sản lượng còn khiêm tốn, không đủ để bán đại trà.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…