Đó là khẳng định, đồng thời là kiến nghị của bà Bùi Thị Quy, Tổng giám đốc Công ty TNHH Rượu Vạn Phát trong buổi sinh hoạt CLB Doanh nghiệp và Doanh nhân tiêu biểu (Hội Doanh nghiệp tỉnh Phú Yên) với chủ đề “Hàng Việt Nam chất lượng cao”.
Bà Bùi Thị Quy, Tổng giám đốc Công ty TNHH Rượu Vạn Phát phát biểu tại buổi sinh hoạt CLB Doanh nghiệp và Doanh nhân tiêu biểu (Hội Doanh nghiệp tỉnh Phú Yên).
Về xu thế chung, bà Quy khẳng định: Hàng nông sản Việt Nam cần được phát triển bền vững, với nhiều sản phẩm chất lượng cao, chuẩn bị cho hội nhập thương mại quốc tế vào năm 2018. Với cơ hội này, Tập đoàn Vạn Phát đã có kế hoạch cho hệ thống nhà máy đường của mình ở các tỉnh Hậu Giang, Phú Yên và Gia Lai đi vào tinh luyện đường sạch (RE) chất lượng cao. Nhà máy Đường Hậu Giang ngoài sản xuất các loại đường truyền thống, đã đi vào tinh luyện đường sạch (RE), được thị trường trong nước ưa chuộng. Đây là đề án chung (đường RE) cho hệ thống nhà máy đường của Tập đoàn Vạn Phát, đã được các ngành chức năng ở Trung ương và địa phương thẩm định, đánh giá cao về chất lượng an toàn thực phẩm.
“Cũng đề án này, ở Phú Yên, chúng tôi gõ cửa nhiều cơ quan chức năng nhưng chưa được giải quyết những vướng mắc còn tồn tại. Chính vì vậy, chúng tôi mong muốn, với xu thế chung của đất nước trong quá trình hội nhập, Phú Yên sớm tạo cơ hội cho Vạn Phát thực hiện đề án tinh luyện đường sạch (RE)”, bà Quy đề xuất.
Kiến nghị thứ 2 của bà Quy liên quan đến việc Nhà máy Đường Vạn Phát đứng chân trên vùng nguyên liệu huyện Sơn Hòa hơn 12 năm qua, nhưng chính quyền tỉnh Phú Yên vẫn cho là tạm thời hoạt động, trong khi lại ưu ái cho doanh nghiệp KCP (Ấn Độ) đối với hoạt động của ngành mía đường ở Phú Yên. Thấu hiểu tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong bối cảnh đất nước đang phấn đấu cho nền kinh tế thị trường năng động và hiệu quả, Chính phủ đã chỉ đạo Phú Yên rộng đường cho Vạn Phát hoạt động, tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên thương trường ngành mía đường tại địa phương. “Do vậy, chúng tôi kính đề nghị UBND tỉnh Phú Yên công bố công khai sự hoạt động của Vạn Phát bình đẳng trước pháp luật như mọi doanh nghiệp khác trong lĩnh vực chuyên ngành mía đường hiện nay”, bà Quy nhấn mạnh.
Thứ ba, Nhà máy Đường Vạn Phát tại Sơn Hòa từ nhiều năm qua đã đầu tư trực tiếp gắn kết trên 4.000 hộ nông dân tham gia phát triển vùng nguyên liệu mía hơn 4.000ha, tập trung ở huyện Sơn Hòa. Họ là những nông dân chất phác, làm ăn chân thật, doanh nghiệp luôn đặt lợi ích của bà con lên trên hết, luôn quan tâm đến mọi quyền lợi của người trồng mía. Vì thế, để có sự đầu tư ổn định, lâu dài, đảm bảo quyền lợi thiết thực cho đôi bên và địa phương cũng có nguồn thu ngân sách ổn định, Vạn Phát mong sự chia sẻ của UBND tỉnh Phú Yên trong việc quy hoạch vùng nguyên liệu cho doanh nghiệp theo tinh thần chỉ đạo tháo gỡ khó khăn của Thủ tướng Chính phủ trước đây khi cho nhà máy hoạt động trở lại.
Ba kiến nghị nói trên của bà Bùi Thị Quy là thiết thực, phù hợp với tình hình đất nước hiện nay và xu thế hội nhập thương mại quốc tế. Đặc biệt, phù hợp với mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế đất nước đã được tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh trước diễn đàn doanh nghiệp vừa và nhỏ: Doanh nghiệp tư nhân là động lực phát triển kinh tế đất nước.
Thấy được vai trò to lớn của DNTN, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Trần Hữu Thế trên diễn đàn CLB doanh nghiệp và doanh nhân tiêu biểu Phú Yên đã phát biểu quan điểm của mình đối với Vạn Phát: Trước hết, UBND tỉnh ghi nhận ba kiến nghị của bà Bùi Thị Quy và hứa sẽ có cách giải quyết, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
“Đây là những vấn đề mang tính lịch sử, nên cần phải có quá trình và chúng ta cũng không nên lưu dấu chuyện cũ, hãy nhìn thẳng vào sự thật của ngày hôm nay, của bối cảnh đất nước đã và đang phấn đấu “Vì một nền kinh tế thị trường năng động, sáng tạo, hiệu quả và hội nhập kinh tế thế giới” để có cách nhìn mới mà giải quyết chuyện của ngày hôm qua”, ông Thế nhấn mạnh.
Phi Công
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…