Theo SPS Việt Nam, đến sáng 11/2, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã cấp 1.601 mã sản phẩm nông sản, thực phẩm cho các doanh nghiệp Việt Nam để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, tăng 73 mã so với ngày 8/2.
Đặc biệt, 6 doanh nghiệp đã nộp hồ sơ đăng ký trước 1/11/2021 cũng vừa được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp mã số; 3 doanh nghiệp có tờ khai hải quan trước ngày 1/1/2022 đến nay đã có 1 doanh nghiệp được cấp và còn 2 doanh nghiệp vẫn đang chờ Tổng cục Hải quan Trung Quốc xét duyệt. Văn phòng Thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam) tiếp tục theo dõi và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp này.
Liên quan đến kiến nghị của một số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, hạt điều về việc doanh nghiệp đã đăng ký với cơ quan thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 1/11/2021 đã có đơn hàng, làm các thủ tục mở tờ khai hải quan, đã đăng ký xuất tàu… nhưng vẫn chưa được Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt danh sách doanh nghiệp và cấp mã sản phẩm.
Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho biết, đã có văn bản gửi Hiệp hội Cà phê - Ca Cao Việt Nam, Hiệp hội Điều Việt Nam thông tin tới các doanh nghiệp về những trường hợp vừa nêu với Văn phòng SPS Việt Nam. Ngay sau khi tổng hợp được các doanh nghiệp đang gặp khó khăn vướng mắc, Văn phòng SPS Việt Nam đã có văn bản đề nghị Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc làm việc với Tổng cục Hải quan Trung Quốc để đẩy nhanh việc cấp mã sản phẩm đối với các doanh nghiệp Việt Nam và có các giải pháp xử lý các vướng mắc.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…