Ra đời năm 2010, chỉ sau một thời gian ngắn, HTX nấm Tam Đảo (Vĩnh Phúc) đã đem lại lợi nhuận cao cho thành viên.
Ông Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc HTX nấm Tam Đảo, thôn Tích Cực, xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc), cho biết, ông bắt đầu làm nấm sò vào năm 2010. Sau khi thành công, đã thành lập HTX kiểu mới năm 2012, với 7 thành viên.
Công nhân treo bịch nấm
Nguyên liệu để sản xuất nấm chủ yếu bằng bông phế thải, mua của các nhà máy dệt sợi ở Việt Trì, Móng Cái, giá 1.000/kg. Sau đó, dùng vôi để khử trùng và cho vào máy đánh tơi nguyên liệu, đóng vào bịch nilon, cho vào lò hấp khử trùng 1 ngày, với nhiệt độ 100oC.
Sau đó, đem ra để nguội, 1 ngày sau sẽ cấy giống và treo bịch nấm lên dàn, đây là thời kỳ nấm bắt đầu ươm sợi; thời gian ươm sợi kéo dài khoảng 20 – 25 ngày.
Khi bịch nấm đã ăn trắng, lấy dao rạch bịch (khoảng 5 – 6 vết), dài 4cm. Đến ngày thứ 4 bắt đầu tưới nước; từ ngày thứ 6 – 7 trở đi, tiến hành chăm sóc, thu hái nấm
Tuỳ theo độ ẩm của không khí, độ ẩm cao không phải tưới nước nhiều, nếu trời hanh khô tưới 1- 2 lần/ngày. Thời gian thu hoạch nấm kéo dài trong khoảng 2 tháng; bình quân thu hái 2 – 3 tạ nấm/ngày, với mức giá 25.000 đồng/kg. Đầu ra, chủ yếu là T.p Vĩnh Yên và Hà Nội, khoảng 5 – 6 tấn nấm sò/tháng.
Công nhân đang đóng gói nấm.
Theo đó, các thành viên lấy phôi nấm về treo tại gia đình, sản phẩm được HTX thu mua hết. Hộ thành viên thu nhập nhiều nhất đạt 3 – 4 tấn nấm/tháng, hộ trung bình 2 – 3 tấn/tháng, toàn HTX khoảng 120 tấn/năm.
“Hiện, đầu ra của HTX nấm Tam Đảo đang rộng mở, tại thị trường tự do các địa phương kể trên. Đặc biệt, HTX đang trình hồ sơ thẩm định, xây dựng sản phẩm nấm sò Tam Đảo, đạt chuẩn VietGAP. HTX có 10 công nhân, lương bình quân 5 triệu đồng/người/tháng” – ông Huy cho biết.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.