Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 6 tháng 11 năm 2017 | 9:22

Hưng Long, sống lại một làng nghề

Xã Hưng Long, (Hưng Nguyên, Nghệ An) vốn nổi tiếng với nghề đan lát từ lâu đời. Khai thác thế mạnh từ nghề mây tre đan truyền thống, UBND xã đã tích cực vận động người dân thay đổi mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm để mở rộng thị trường, nâng cao thu nhập.

Đến thôn 12, xã Hưng Long thời điểm này, không khí sản xuất của các hộ gia đình làm nghề mây tre đan khá sôi động. Những người cao tuổi ở đây cho biết, sản phẩm của làng nghề chủ yếu là dụng cụ gia đình như thúng mủng, dần sang, nong nia... ngày xưa có mặt khắp các chợ ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Ngày nay, do các dụng cụ đó được thay thế bằng đồ nhựa nên nghề đan mai một dần. Thời gian gần đây, tiếp nối truyền thống, lớp trẻ trong làng vực dậy nghề bằng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như giỏ hoa, lẵng hoa, các loại vật liệu dùng trong cắm hoa nghệ thuật...

Các sản phẩm mây tre đan phong phú về chủng loại.

Trong xưởng sản xuất của nhà anh chị Khánh Yến (thôn 12) có 13 lao động đang miệt mài hoàn thiện, phân loại các sản phẩm khay, giỏ để kịp giao hàng. Chị Yến cho biết: Mặc dù hiện nay thị trường đầu ra cho sản phẩm mây tre đan không còn được mở rộng như những năm trước, nhưng gia đình chị vẫn nhận được nhiều đơn hàng từ các nơi, doanh thu hàng năm khoảng 2 tỷ đồng. Có được kết quả đó là nhờ anh chị đã đổi mới công nghệ từ chỗ làm bằng tay đến nay tất cả các khâu từ nguyên liệu thô đến ra sản phẩm đều được làm bằng máy. Hiện, gia đình có 2 cơ sở, một tại nhà là nơi sản xuất, cơ sở hai tại xóm 9 Hưng Long là kho chứa thành phẩm. Gia đình có 2 ô tô để vận chuyển và giao hàng đến tận nơi. Ngoài việc sản xuất các mặt hàng trên gia đình còn là đại lý độc quyền cho một công ty lớn ở Đà Lạt (Lâm Đồng) chuyên cung ứng các mặt hàng về hoa.

Điều đáng ghi nhận là, doanh nghiệp đã thu hút được lực lượng lao động tại chỗ với 13 người chủ yếu là phụ nữ. Cách thức trả công theo tay nghề và vị trí đảm nhiệm.Thời gian làm việc đủ 8 giờ/ngày. Ngoài lao động trực tiếp tại xưởng, doanh nghiệp còn hợp đồng với 100-120 hộ trong thôn làm gia công.

Theo UBND xã Hưng Long, có khoảng 70 - 80% hộ dân trên địa bàn xã làm nghề phụ như mây tre đan, chế biến nông sản. Ông Hoàng Nghĩa Toàn, Bí thư Đảng ủy xã cho biết, để phát huy thế mạnh của các làng nghề, xã đã vận động các hộ dân mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất. Đồng thời, tích cực sáng tạo, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, mở rộng thị trường tiêu thụ.

 

Các sản phẩm tại xưởng mây tre của chị Yến 

Cùng với việc vận động các hộ sản xuất cải tiến mẫu mã, để đẩy mạnh phát triển nghề mây tre đan truyền thống, lãnh đạo địa phương đã tổ chức các lớp đào tạo về làm các mặt hàng thủ công mỹ nghề từ mây tre đan, tạo điều kiện cho bà con, các hộ cá thể vay vốn phát triển sản xuất, liên kết với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho bà con. Nhờ đó, hàng trăm lao động có công ăn việc làm, có thu nhập, nhiều hộ đã xóa được nghèo, đời sống cải thiện.

Lưu Khuyên – Hà My

 

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top