Áp dụng mô hình trồng rau an toàn, nông dân xã Trung Nghĩa, TP.Hưng Yên (Hưng Yên) đã có cuộc sống no đủ, không những thế còn cung cấp những sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh cho thị trường.
Vốn có truyền thống trồng rau màu, nhiều năm qua, người dân xã Trung Nghĩa vẫn sản xuất rau theo hướng tự phát. Để có thể kiểm soát được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, vi sinh vật trong thực phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, từ tháng 7/2012, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp xã Trung Nghĩa đã phối hợp với Chi cục Quản lý nông, lâm, thủy sản tỉnh Hưng Yên thực hiện mô hình trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.
Khi mới triển khai, dự án chỉ có hơn 10 hộ tham gia với diện tích 0,6ha. Nhưng đến nay đã thu hút được gần 60 hộ trồng trên 4ha, gồm các sản phẩm đa dạng như: cải canh, su hào, cà chua, bắp cải, bí, hành, rau mùi….
Rau màu của Trung Nghĩa được thị trường ưa chuộng.
Trong quá trình thực hiện, nông dân được hướng dẫn các kỹ thuật từ khâu vệ sinh đồng ruộng, làm đất và cả trong quá trình phát triển của cây rau. Ngoài ra, cán bộ còn hướng dẫn các hộ thực hiện việc sử dụng các loại thuốc bảo về thực vật theo nguyên tắc "4 đúng", đảm bảo thời gian cách ly an toàn cho người tiêu dùng và môi trường.
Ông Nguyễn Văn Bảo, Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp Trung Nghĩa cho biết: “Áp dụng sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP, chúng tôi phải tuân thủ quy trình rất nghiêm ngặt, lúc đầu người dân chưa quen nên gặp nhiều khó khăn. Sau vài vụ, thấy được lợi ích của việc sản xuất theo mô hình VietGAP nhiều hộ đã tự nguyện tham gia".
Theo ông Trần Hữu Tâm, một trong những hộ dân tham gia thực hiện mô hình: “Tôi trồng su hào, bắp cải nhiều năm nay nhưng chủ yếu là trồng theo kinh nghiệm nên rủi ro rất cao. Vụ đông vừa qua tôi được cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn cách trồng, chăm sóc nên rút ra được nhiều kinh nghiệm. Điều quan trọng nhất là phải sử dụng giống có năng suất cao, chất lượng tốt, bón phân cân đối, phòng trừ sâu bệnh đúng thời vụ, đúng thuốc, phải đảm bảo thời gian cách ly an toàn. Nhờ đó, rau đảm bảo chất lượng, đẹp mã, bán chạy hơn trước".
Anh Trần Viết Phương, thôn Đào Đặng, chia sẻ: "Trồng rau theo hướng an toàn không chỉ đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng mà còn cho chính bản thân người trồng rau. Trung bình một năm chúng tôi thu được vài chục triệu đồng/sào rau, so với cấy lúa thì trồng rau an toàn cho hiệu quả kinh tế cao hơn".
Có thể thấy, mô hình trồng rau an toàn ở Trung Nghĩa đã đem lại những hiệu quả bước đầu, không chỉ cải thiện kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội, góp phần bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, quá trình thực hiện mô hình cũng gặp không ít khó khăn, như: việc nhận biết rau an toàn và rau không an toàn còn khó khăn, đầu ra hạn chế, sản phẩm được bán tự do nên giá cả còn phụ thuộc vào thị trường. Vì vậy, để có thể mở rộng mô hình cần có sự quan tâm hơn nữa của chính quyền địa phương và các ngành chức năng.
Bùi Thị Hương
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…