Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 30 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 30 tháng 10 năm 2016 | 9:0

Huyện triệu phú thanh long

Huyện Châu Thành, tỉnh Long An sau gần 10 năm chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ chuyên canh cây lúa sang trồng thanh long, có đến 80% hộ khá, giàu.

Gia đình ông Nguyễn Văn Hồng (56 tuổi, ngụ ấp 8, xã Vĩnh Công) trồng gần 1 ha thanh long, vụ này thương lái thu mua trái loại 1 giá 35.000 đồng/kg, loạt dạt 15.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí thu lãi gần 300 triệu đồng. “Mỗi năm thanh long thu hoạch 3 vụ, nếu giá cả và đầu ra ổn định thì tôi cầm chắc lãi gần 1 tỉ đồng”, ông Hồng nói.

huyen trieu phu thanh long hinh 1
Phân loại thanh long sau thu hoạch
 
Cây làm giàu
 
Vùng đất này trước đây toàn trồng lúa nhưng hiệu quả không cao, nhiều hộ nghèo và nhà ông Hồng cũng vậy. Sau khi địa phương chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, chọn thanh long là cây trồng chủ lực thì nhiều bà con trong huyện đã chuyển sang trồng thanh long. So với trồng lúa, trồng thanh long tuy cực hơn vì phải tốn nhiều công chăm sóc và theo dõi dịch bệnh nhưng lợi nhuận gấp 5 lần. Nhờ vậy, dù là vùng nông thôn nhưng nhiều gia đình trong xã đã xây dựng nhà cửa, cơ ngơi rất khang trang trị giá 5 - 7 tỉ đồng là “chuyện bình thường”.
 
Ông Hồ Thanh Hùng, Phó chủ tịch UBND xã Dương Xuân Hội, đánh giá thanh long là cây trồng chủ lực cho giá trị kinh tế cao nhất từ trước đến nay. Địa phương còn gọi đây là cây “xóa nghèo, vươn lên làm giàu”. Tất cả tuyến lộ làng, ấp được bê tông, nhựa hóa là do người dân tự nguyện đóng góp. Còn theo ông Đỗ Văn Sơn, Phó bí thư xã Phước Tân Hưng, toàn xã hiện có 2.100 hộ trồng 1.100 ha thanh long. Từ khi chuyển đổi sản xuất từ lúa sang thanh long, bộ mặt nông thôn được thay đổi từng ngày, nhiều nhà cửa khang trang mọc lên, đường giao thông tận các xóm ấp đều được bê tông hóa. Đặc biệt, thu nhập của người dân tăng gấp 7 - 10 lần so với khi còn trồng lúa và chăn nuôi, nhiều hộ trở thành triệu phú, thu nhập hàng tỉ đồng mỗi năm.
 
Bà Huỳnh Thị Đúng (54 tuổi, ngụ ấp 9, xã Hiệp Thạnh) chia sẻ: “Trước đây tôi làm nghề thu mua lúa gạo, đến năm 2010 chuyển sang trồng thanh long. Gia đình có 1,3 ha, tôi mua thêm gần 1 ha để trồng, mỗi năm thu lãi hơn 1 tỉ đồng”.
 
Hướng đến các thị trường Nhật, Mỹ, châu Âu
 
Từ một vùng nông thôn chuyên trồng lúa, giờ đây đặt chân đến các xã Dương Xuân Hội, An Lục Long, Long Trì, Vĩnh Công, Hiệp Thạnh, Phú Ngãi Trị... đâu đâu cũng bắt gặp những cánh đồng thanh long phủ màu xanh rộng khắp. Nhà nhà “ăn ngủ cùng thanh long”. Toàn huyện có gần 13.500 hộ trồng thanh long với diện tích 7.000 ha, trong đó diện tích thanh long ruột đỏ chiếm khoảng 70%, bởi giống này cho giá trị kinh tế cao, được người tiêu dùng trong, ngoài nước ưa chuộng.
 
Ông Hồ Thanh Hùng, Phó chủ tịch UBND xã Dương Xuân Hội, cho biết để nâng cao giá trị trái thanh long ruột đỏ, Hợp tác xã Dương Xuân Hội đã bắt tay canh tác 34 ha theo quy trình sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, sản phẩm này được bán cho một doanh nghiệp ở Bình Thuận xuất khẩu.
 
Xuất phát từ chủ trương tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, H.Châu Thành đã hình thành được 5 hợp tác xã, 36 tổ hợp tác với diện tích liên kết sản xuất gần 600 ha thanh long ruột đỏ. Phòng NN-PTNT huyện cũng khuyến cáo, hỗ trợ nông dân sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP, đẩy mạnh liên kết sản xuất, hình thành thêm nhiều tổ hợp tác và hợp tác xã; khuyến khích các doanh nghiệp lớn đầu tư vào vùng chuyên canh thanh long để xuất khẩu sang các thị trường Nhật, Mỹ và châu Âu... Trên cơ sở đó, tập trung đầu tư, ứng dụng hoàn thiện quy trình kỹ thuật tiên tiến, phấn đấu từ nay tới năm 2020, toàn huyện có 2.000 ha thanh long được ứng dụng công nghệ cao theo tiêu chuẩn quốc tế để đưa trái “xóa nghèo - làm giàu” đi vào thị trường châu Âu.
 
Mục tiêu đó không quá xa với nông dân chuyên canh bằng trái cây này, nếu vận dụng tốt yêu cầu chung về loại trái cây xuất khẩu.
 
Ông Nguyễn Văn Thình, Chủ tịch UBND H.Châu Thành, chia sẻ sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng đúng hướng đã giúp địa phương phát triển nhanh chóng và vững chắc. “Hiện nay Châu Thành là huyện trồng thanh long nhiều nhất tỉnh. Từ khi đầu tư trồng thanh long, 1.360 hộ đã thoát nghèo bền vững, thu nhập bình quân của người dân gần 50 triệu đồng/người/năm”, ông Thình nói./.

 

 
KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Tự hào về truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh vững bước vươn xa

    Tự hào về truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh vững bước vươn xa

    Tổng Bí thư Trần Phú - người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh và dân tộc Việt Nam đã cống hiến trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc; để lại cho Đảng, cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và Nhân dân những di sản quý báu.

  • Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Sở Công Thương tỉnh Hà Tĩnh phối hợp UBND TP Hà Tĩnh vừa tổ chức khai mạc “Phiên chợ quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP Hà Tĩnh năm 2024 và kỷ niệm 1 năm xây dựng phố chuyên doanh ẩm thực Nguyễn Du” tại khu vực đường Nguyễn Huy Oánh (phường Nguyễn Du).

  • Trao văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu tập thể Đệm bàng Phò Trạch

    Trao văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu tập thể Đệm bàng Phò Trạch

    Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phối hợp UBND huyện Phong Điền tổ chức hội nghị Công bố và trao văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu chứng nhận Hương xưa Làng Cổ Phước Tích và Nhãn hiệu tập thể Đệm bàng Phò Trạch.

Top