Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 11 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 31 tháng 8 năm 2018 | 12:37

Kết nối cung cầu nông sản chủ lực vùng ĐBSCL

Việc kết nối sản xuất – tiêu dùng được xem là vấn đề sống còn của nông sản ĐBSCL.

Ngày 31/8, tại TP.Cần Thơ, diễn ra hội thảo Kết nối Cung cầu nông sản chủ lực vùng ĐBSCL, nhằm tìm ra các giải pháp, giúp liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trong hội nhập quốc tế

Chương trình do Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Cần Thơ, Hiệp hội các Nhà bán lẻ Việt Nam, Cục Kinh tế Hợp tác và PTNT – Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức, với sự hỗ trợ của các cơ quan, ban, ngành liên quan. Với hơn 70 đơn vị Doanh nghiệp, HTX, Trang trại với hơn 250 sản phẩm: các loại rau, củ, quả, thực phẩm chế biến, chăn nuôi, thủy sản... đến từ 13 tỉnh/thành.

dbscl.jpg
40523314_763521530661951_5724945020474097664_n.jpg
Diễn đàn Kết nối cung cầu nông sản chủ lực vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long – Năm 2018. 

 

Phát biểu tại diễn đàn, PGS.TS Mai Thành Phụng cho rằng: "Những năm gần đây, việc sản xuất và tiêu thụ nông sản rất bấp bênh, gây thiệt hại cho trang trại, HTX và nông dân ngày càng thường xuyên hơn với nhiều mặt hàng nông sản, mật độ các cuộc “giải cứu” nông sản ngày càng dày hơn đã kéo theo nhiều hệ lụy dây chuyền. Điều này cho thấy những bất cập trong việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ nông sản đang là rào cản lớn nhất hạn chế sự phát triển nông nghiệp.  Đồng thời tác động của Biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng sâu rộng và gay gắt, đặc biệt tại ĐBSCL, như: nước biển dâng, khí hậu cực đoan, ngập lụt hạn hán… đang tạo ra thách thức vô cùng to lớn, đe dọa quá trình phát triển của vùng, sinh kế và đời sống nhân dân".

40330443_459066651258917_3124832193830977536_n.jpg
Nông sản được trưng bày tại Diễn đàn
 

Trước đó, để giải quyết tình trạng trên Chính phủ đã ban hành các quyết định giúp liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trong hội nhập quốc tế. Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ (tiếp đến là Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg), và mới đây là  Nghị định  số 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. 

Theo đó, nhà nước đảm nhận các khâu: Hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết, hạ tầng phục vụ liên kết, khuyến nông, đào tạo, tập huấn và giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm; Các bên tham gia liên kết được hỗ trợ phải đáp ứng các điều kiện; phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cam kết bảo đảm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường, Liên kết đảm bảo ổn định, Dự án liên kết hoặc kế hoạch đề nghị hỗ trợ liên kết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

40424703_549978145455287_3785178454903750656_n.jpg

"Tuy nhiên, đến nay, các mối liên kết này thật sự đầy đủ và hiệu quả, chưa có nhiều mô hình hoàn chỉnh để giữ cho sản xuất nông sản ổn định. Đầu ra và giá cả nông sản gần như vẫn còn phụ thuộc hoàn toàn vào các khâu trung gian, tình trạng “được mùa mất giá” thường xuyên diễn ra. Dù nhà nước đã có nhiều chính sách tạo hành lang pháp lý thúc đẩy việc liên kết bền vững nhưng những chính sách ấy đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ mới phát huy được hiệu quả", PGS.TS Mai Thành Phụng nhấn mạnh.

Tại diễn đàn, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đề xuất nhiều giải pháp để nhanh chóng hình thành chuỗi liên kết; kết nối hiệu quả sản xuất với tiêu dùng; vai trò của doanh nghiệp phân phối và bán lẻ.

ssss3.jpg

Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, nguyên Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL, nhận định: Ngành nông nghiệp cần đẩy mạnh tái cơ cấu, chuyển nền nông nông nghiệp từ dựa vào tài nguyên đất đai, lao động sang nền nông nghiệp khoa học công nghệ, sáng tạo. Nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp 4.0 phải dựa vào các doanh nghiệp lớn có đủ năng lực về tài chính, tạo ra sản lượng lớn, chất lượng cao; truy xuất được nguồn gốc.

Kết nối nông sản chủ lực vùng ĐBSCL là Diễn đàn để các cơ quan, ban ngành, doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về tình hình kinh tế, cơ hội đầu tư và kinh doanh trong các lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam, qua đó giúp người nông dân tháo gỡ rào cản, nhanh chóng tìm ra các giải pháp, giúp liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trong hội nhập quốc tế.

 

 

 

 

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

  • Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Về làng Sen, xã Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An) mùa này, du khách không chỉ thưởng ngoạn sắc hồng của sen. Vẫn lối cũ ấy, nhưng lại được ấp ôm bởi những vườn mẫu, vườn chuẩn NTM, những homestay với mục tiêu chính không phải để kinh doanh mà cốt yếu để tỏ tấm chân tình người dân quê Bác với du khách thập phương...

  • Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    OCOP thực sự trở thành phong trào thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo ở nông thôn, là hướng đi đúng, kịp thời và nhận được hưởng ứng tích cực từ người dân.

Top