GS.TS. Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ cam kết sẽ phối hợp, giải quyết những nhu cầu đặt ra từ DN, HTX, hội quán tỉnh Đồng Tháp, để góp phần đưa hoạt động SX, kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn.
Khảo sát thực tế thị trường tại Coopmart thành phố Cao Lãnh để nắm được nhu cầu khách hàng là một trong những nội dung của đợt tập huấn. Ảnh minh họa
Kết nối
Với những kết quả đã đạt được thông qua thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Cần Thơ và tỉnh Đồng Tháp những năm qua trong việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, đào tạo, ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh kỳ vọng trong thời gian tới, hoạt động kết nối chuyển giao công nghệ phục vụ hoạt động đổi mới khoa học và công nghệ trong doanh nghiệp, hợp tác xã, hội quán ngày càng phát triển và mang lại hiệu quả thiết thực.
Qua khảo sát của Sở Khoa học và Công nghệ, doanh nghiệp, hợp tác xã, hội quán có nhu cầu lớn về hỗ trợ khoa học, công nghệ, trong đó có 63% nhu cầu chế biến công nghệ thực phẩm, 30% nhu cầu công nghệ chế biến bảo quản nông sản; còn lại là nhu cầu công nghệ khác.
Đồng Tháp đã có chính sách khuyến khích các tổ chức kinh tế đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ; ban hành quy định áp dụng cơ chế hỗ trợ triển khai nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước.
Nhu cầu hỗ trợ công nghệ của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hội quán tỉnh Đồng Tháp về công nghệ sản xuất nấm; bảo quản đối với nước cốt chanh mật ong, cam, rau, củ, quả, khô cá sặc rằn, bột rau má; chế biến xoài; công nghệ định hình, sấy để tạo ống hút từ bột gạo được thẳng, đẹp v.v. được các chuyên gia của Trường Đại học Cần Thơ phản hồi tích cực và cho biết sẽ đáp ứng được nhu cầu này của các đơn vị.
Tập huấn nâng cao năng lực
Nhằm nâng cao năng lực cho các hợp tác xã, hội quán trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã xây dựng Kế hoạch tập huấn nâng cao năng lực quản lý và kết nối thị trường nông sản cho các hợp tác xã, tổ hợp tác, hội quán.
Theo đó, chương trình tập huấn nâng cao năng lực quản lý và kết nối thị trường nông sản cho các hợp tác xã, tổ hợp tác, hội quán gồm 5 chuyên đề lý thuyết và 1 chuyên đề khảo sát thực tế.
Các chuyên đề như: Thị trường xuất khẩu các nông sản chủ lực của tỉnh Đồng Tháp; các biện pháp kỹ thuật giảm giá thành trong sản xuất cây trồng; phương pháp lấy mẫu và kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản; xây dựng mã vùng trồng và truy xuất nguồn gốc; tiêu chuẩn, quy chuẩn, các yêu cầu, điều kiện để đưa nông sản vào hệ thống siêu thị, chợ đầu mối…
Đối tượng tham gia gồm 50 học viên thuộc hội đồng quản trị các hợp tác xã nông nghiệp (ưu tiên các hợp tác xã tham gia Chương trình OCOP), tổ trưởng tổ hợp tác nông nghiệp; 50 học viên là chủ nhiệm các hội quán nông nghiệp; 20 học viên là cán bộ đoàn thanh niên có định hướng tham gia hoạt động gắn với hợp tác xã, hội quán.
Nguồn: dongthap.gov.vn
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.