Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 1 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 5 tháng 11 năm 2020 | 23:30

Khai mạc Hội chợ Làng nghề và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2020

Tối ngày 5/11, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức lễ khai mạc Hội chợ Làng nghề và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2020 với quy mô 150 gian hàng.

z2163068146960_f89e6fbf36ab91ce686c74ca8b078aa2.jpg

 Ban tổ chức đã trao giải Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2020.

 

Hội chợ làng nghề và sản phẩm OCOP Việt Nam là sự kiện thường niên của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh Covid - 19 ảnh hưởng toàn cầu, trong đó có ngành nông nghiệp Việt Nam, Hội chợ làng nghề và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2020 được tổ chức nhằm mục đích quảng bá, tuyên dương các làng nghề truyền thống; giới thiệu các mô hình làng nghề, phố nghề độc đáo khắp cả nước; Khuyến khích khả năng sáng tạo của các nghệ nhân, thợ thủ công nhằm nâng cao chất lượng, phát triển tinh hoa nghề thủ công truyền thống Việt Nam.

Phát biểu tại hội chợ ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, cho biết, ngành nghề thủ công ở nông thôn hiện nay đang có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển cả về vùng nguyên liệu, sử dụng lao động nông nhàn ở nông thôn và đa dạng hóa sản phẩm có giá trị thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển.

Đến nay tổng doanh thu và kim ngạch xuất khẩu của khu vực này đã đạt trên 236.000 tỷ đồng và kim ngạch xuất khẩu năm 2019 đạt 2,35 tỷ đô la. Trong bối cảnh của dịch bệnh Covid-19, tăng trưởng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2020 vẫn đạt trên 10%. Khu vực ngành nghề thủ công nông thôn đang thu hút hơn 9.450 doanh nghiệp; 3.382 hợp tác xã; 6.553 tổ hợp tác và trên 797.600 hộ gia đình tham gia sản xuất với trên 2,3 triệu lao động, trong đó chủ yếu người cao tuổi, lao động nông nhàn, lao động từ các khu công nghiệp trở về và những lao động tại địa phương.

Thu nhập bình quân của lao động đạt 4,0-5,0 triệu đồng/người/tháng, cao hơn gấp 2,0 lần lao động thuần nông, tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực có ngành nghề thấp hơn nhiều so với tỷ lệ hộ nghèo trong cả nước. Như vậy, việc phát triển ngành nghề thủ công đã góp phần quan trọng vào việc tạo việc làm, tăng giá trị sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân nông thôn, đảm bảo an sinh xã hội ở nông thôn.

Ngoài ra, phát triển ngành nghề thủ công còn kéo theo sự phát triển của các ngành nghề kinh tế khác như sản xuất mây tre đan, tơ dệt, khai khoáng, trồng rừng lấy gỗ, chăn nuôi lấy da làm nguyên liệu, phát triển du lịch, dịch vụ, thúc đẩy sự phát triển đa dạng kinh tế ở nông thôn.

Để đạt được những kết quả trên, bên cạnh sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương, còn có sự đóng góp to lớn của các nghệ nhân, thợ giỏi và các nhà thiết kế sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Những người với khả năng sáng tạo phong phú cùng đôi bàn tay khéo léo tài hoa đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật vô cùng có giá trị mang đậm nét văn hóa dân tộc Việt Nam, đã trở thành niềm tự hào của Ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên trường quốc tế, đem lại hình ảnh một đất nước Việt Nam văn minh, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Trong khuôn khổ hội chợ ban tổ chức đã trao 42 giải thưởng gồm: 05 giải nhất, 05 giải nhì, 05 giải ba và 27 giải khuyến khích cho các tác phẩm có tính sáng tạo, tinh hoa nhất, mang đậm giá trị truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam.

Hội chợ diễn ra đến ngày 9/11/2020.

  

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Dưa gang muối, món ăn đặc sản của Bắc Ninh được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

    Dưa gang muối, món ăn đặc sản của Bắc Ninh được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

    Dưa gang muối, một trong những món ngon dân dã mang đậm hương vị truyền thống của thị xã Quế Võ vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh cấp Văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chứng nhận, tạo thuận lợi thương mại hóa cho đặc sản địa phương.

  • Tự hào về truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh vững bước vươn xa

    Tự hào về truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh vững bước vươn xa

    Tổng Bí thư Trần Phú - người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh và dân tộc Việt Nam đã cống hiến trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc; để lại cho Đảng, cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và Nhân dân những di sản quý báu.

  • Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Sở Công Thương tỉnh Hà Tĩnh phối hợp UBND TP Hà Tĩnh vừa tổ chức khai mạc “Phiên chợ quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP Hà Tĩnh năm 2024 và kỷ niệm 1 năm xây dựng phố chuyên doanh ẩm thực Nguyễn Du” tại khu vực đường Nguyễn Huy Oánh (phường Nguyễn Du).

Top