Sáng nay (18/8), tại Hà Nội, Công đoàn Bộ Nông nghiệp và PTNT và Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp ký kết thoả thuận hỗ trợ giá cho đoàn viên công đoàn và khai trương Trung tâm Trưng bày, giới thiệu và phân phối thực phẩm an toàn.
Đại diện các bên tại lễ ký kết.
Tại lễ ký đã có 52 đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất nông sản an toàn cam kết bán sản phẩm giảm giá từ 5% đến 20% tuỳ theo chủng loại.
Các sản phẩm trưng bày tại Trung tâm cung ứng nông sản an toàn đa dạng về chủng loại gồm: đặc sản nông lâm sản của các vùng miền. Theo ông Đào Văn Hồ, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp, các sản phẩm đều được ghi nhãn trên bao bì, rõ ràng xuất xứ nguồn gốc và có giấy tờ chứng nhận.
Các sản phẩm bày bán tại Trung tâm đều đảm bảo an toàn.
Nhiều sản phẩm được tích hợp hệ thống truy xuất thông tin điện tử giúp người tiêu dùng truy xuất và phân phối thông tin.
Phát biểu tại lễ ký kết, ông Vũ Xuân Thủy, Chủ tịch Công đoàn Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết: Thời gian qua, mặc dù đã được các cơ quan chức năng khuyến cáo, nhắc nhở, nghiêm cấm thậm chí xử phạt, nhưng vẫn còn tình trạng nhiều cơ sở sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản lạm dụng các chất hoá học, thuốc bảo vệ thực vật vi phạm an toàn thực phẩm.
Và có nhiều sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng.
Chấn chỉnh tình trạng thực phẩm bẩn, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã lấy 2 năm 2016 và 2017 là “Năm cao điểm về an toàn thực phẩm”. Trong đó tập trung kiểm tra xử lý vi phạm chất cấm, hành vi vi phạm an toàn thực phẩm, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất kháng sinh và phân bón giả. Đồng thời đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức của người tiêu dùng; kết nối sản phẩm nông sản và xây dựng chuỗi sản phẩm an toàn…
Thứ trưởng Vũ Văn Tám chia sẻ: Kết nối những sản phẩm chứng nhận an toàn đến người tiêu dùng là điểm yếu trong chuỗi giá trị nông sản an toàn. Thời gian qua chúng ta đã triển khai quyết liệt nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Việc ký kết hôm nay thể hiện quyết tâm của công đoàn viên ngành nông nghiệp trong việc thúc đẩy tiêu thụ nông sản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kết nối nông sản an toàn đến người tiêu dùng, công đoàn viên và những khu tập trung dân cư.
Ông Bùi Văn Cường, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cam kết, sau lễ ký Tổng Liên đoàn sẽ yêu cầu các cấp công đoàn địa phương triển khai trong hệ thống công đoàn cơ sở, nhất là công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất để kết nối giảm bớt khâu trung gian giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng, qua đó tạo động lực thúc đẩy tiêu thụ nông sản an toàn, đảm bảo vệ sinh an toàn cho các công đoàn viên.
P.V
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…