Quế Võ nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bắc Ninh, gần trung tâm thương mại Hà Nội, tiếp giáp với hai tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, có Quốc lộ 18 chạy thẳng về khu kinh tế du lịch Quảng Ninh, giúp huyện phát triển giao lưu thương mại thời kinh tế thị trường.
Phát huy những ưu thế, thuận lợi đó, Quế Võ đã đầu tư xây dựng vùng sản xuất khoai tây tập trung nhằm tạo ra nguồn hàng lớn, sạch, an toàn, bền vững với diện tích 2.000ha, năng suất 166 tấn/ha, sản lượng 30.710 tấn, thu nhập bình quân đạt 200 triệu đồng/ha. Quế Võ trở thành huyện sản xuất khoai tây lớn nhất Việt Nam, hàng năm mang lại cho người nông dân hàng trăm tỷ đồng.
Nhờ có thương hiệu, khoai tây Quế Võ đã có mặt ở hầu hết các thị trường trong nước, trong đó hàng năm cung cấp cho thị trường Hà Nội 50% sản lượng, TP. Hồ Chí Minh 20%.
Với quyết tâm làm giàu thời kinh tế thị trường, thương nhân Doãn Thế Ánh, Giám đốc hợp tác xã Trường An đã sáng tạo, tiên phong mở đường, hàng năm cung cấp hàng nghìn tấn khoai tây cho các thị trường nước bạn: Lào, Campuchia…
Sản xuất, kinh doanh thời kinh tế thị trường
Những năm gần đây, Quế Võ đã mạnh dạn đưa giống khoai tây mới Marabel, Solada, KT2 sạch sâu bệnh và giống khoai tây để chế biến Latic thích hợp với đồng đất pha cát vào sản xuất. Đây là những giống khoai tây có nhiều ưu thế nổi trội: thời gian sinh trưởng ngắn (80-90 ngày), năng suất 30 tấn/ha, khoai có mẫu mã đẹp: vỏ vàng, ruột vàng, ăn vị đậm, thơm, ngon, được khách hàng ưa chuộng.
Nguyễn Thanh Bình, Phó phòng nông nghiệp Quế Võ.
Khoai tây vừa là cây lương thực, vừa là cây thực phẩm, làm đẹp, được tiêu thụ dưới dạng tươi sống, làm tinh bột và xuất khẩu. Nhờ áp dụng kĩ thuật mới và đưa cơ giới vào sản xuất ở các khâu: làm đất, gieo trồng, thu hoạch, nên diện tích cây khoai tây ngày càng mở rộng, năng suất ngày một nâng cao, từ 13 tấn/ha (2010) lên 18 tấn/ha (2013), 22 tấn/ha (2014).
Năm 2015, huyện xây dựng thương hiệu Khoai tây Quế Võ, việc sản xuất khoai tây manh mún, nhỏ lẻ chuyển sang quy mô lớn. Thu nhập bình quân năm 2010 chỉ đạt 120 triệu đồng/ha, nay lên tới 200 triệu đồng/ha.
Nhờ thương hiệu nổi tiếng, hiệu quả kinh tế cao, diện tích cây khoai tây Quế Võ ngày càng tăng: 1.232,7ha (2015); năm 2016 diện tích đạt 1.490,8ha, năng suất 124,4 tạ/ha, sản lượng đặt 18,545 tấn; năm 2017, diện tích tăng lên 1.462ha, năng suất 144,2 tạ/ha, sản lượng 23.977,6 tấn; năm 2018, diện tích 1.896,6ha, năng suất 156,9 tạ/ha, sản lượng 29.710,6 tấn; năm 2019, diện tích mở rộng tới 1.932ha , năng suất 166 tạ /ha, sản lượng 32.071,2 tấn.
Là thị trường khoai tây sôi động, lớn nhất Việt Nam, song việc tiêu thụ khoai tây trên địa bàn huyện do 20 đầu mối thu mua với giá giao động từ 7-13 ngàn đồng/ kg. Nếu có hệ thống kho lạnh đủ để bảo quản số lượng khoai tây như hiện nay, mỗi năm sẽ tăng thêm thu nhập cho người nông dân 50-60 tỷ đồng. Việc tiêu thụ khoai tây ở Quế Võ nhìn chung còn tự phát, nhỏ lẻ, thiếu liên kết, chưa có hợp tác xã tự đứng ra sản xuất, chế biến, tiêu thụ.
Để khoai tây Quế Võ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn
Theo thống kê, khoai tây Quế Võ chỉ đủ để cung cấp cho thị trường trong nước từ tháng 12 dương lịch đến hết tháng 3 năm sau.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, với diện tích đất đai nông nghiệp 8.725ha thì Quế Võ có nhiều cơ hội để mở rộng diện tích khoai tây, từ 4.000-5.000ha/năm. Vì hiện nay người nông dân Quế Võ không còn mặn mà với sản xuất nông nghiệp: Thu nhập bấp bênh, doanh thu thấp, con em họ đều đi làm việc ở các khu công nghiệp với thu nhập ổn định. Đây là cơ hội cho các nhà doanh nghiệp vừa và nhỏ, cực nhỏ, các tổ HT, các HTX có điều kiện tích tụ ruộng, tập trung đất bằng cách thuê mướn, mượn đất của người nông dân để mở rộng diện tích trồng khoai tây tập trung, nhằm có đủ sản lượng bán quanh năm.
Quế Võ đã xây dựng được vùng sản xuất khoai tây tập trung 1.400-1.500ha, tập trung ở các xã: Quế Tân, Bàng An, Nhân Hòa, Phù Lương, Việt Thống... và mở rộng hàng ngàn hecta sang các xã khác.
Để phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế của khoai tây, Quế Võ đã có kế hoạch thu hút các nhà đầu tư để xây dựng khu sơ chế, xây dựng nhà máy chế biến khoai tây trên địa bàn thị trấn Phố Mới.
Để mở rộng thị trường, Quế Võ sẽ tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu thương hiệu khoai tây Quế Võ trên các phương tiện thông tin đại chúng, tích cực tìm kiếm, kết nối hình thành các kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm. Nhân rộng phương thức tiêu thụ theo các hợp đồng đặt hàng, tổ chức giới thiệu khoai tây Quế Võ tại các hội chợ. Hình thành các gian hàng giới thiệu khoai tây. Tổ chức các điểm bán khoai tây trên trục đường 18 và tại các điểm dừng nghỉ, chợ đầu mối. Thành lập hội tiêu thụ khoai tây Quế Võ.
Năm 2018, Quế Võ đã hoàn thành Chương trình xây dựng NTM, khoai tây Quế Võ cũng sẽ có thêm cơ hội để mở rộng quy mô và năng suất, tạo giá trị cao, nâng cao đời sống người dân trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.