Một HTX tại Thừa Thiên - Huế đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ khoảng 70 tấn lúa do ảnh hưởng của dịch Covid19.
Theo đó, ngày 6/9, trao đổi với PV Kinh tế nông thôn, Giám đốc HTX Nông nghiệp An Lỗ (xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) Nguyễn Ba cho biết, đến thời điểm hiện tại đơn vị đang gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho khoảng 70 tấn lúa hữu cơ (tương đương khoảng 42 tấn gạo).
Ông Nguyễn Ba cho biết thêm, những mùa vụ trước đó, HTX liên kết với các doanh nghiệp, đơn vị để thu mua lúa gạo hữu cơ cho người dân. Tuy nhiên, vụ Hè Thu 2021 do ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã khiến việc thu mua gặp khó khăn và 70 tấn lúa hữu cơ của người dân sản xuất trên địa bàn đang bị đình trệ.
Thông thường, sau khi lúa gặt xong các đơn vị sẽ thu mua về và chế biến thành gạo để đưa đi tiêu thụ. Việc gặt, thu mua, chế biến phải được diễn ra nhanh chóng để đảm bảo chất lượng gạo. Do đó, nếu lúa bị ùn ứ lại lâu ngày thì chất lượng gạo sẽ bị giảm sút.
Trước tình hình trên, HTX nông nghiệp An Lỗ đã có văn bản “cầu cứu” gửi đến UBND huyện Phong Điền để sớm nhận được sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương, ông Ba cho hay.
Trao đổi về vấn đề này, Chủ tịch UBND xã Phong Hiền Trần Đức Thiện chia sẻ, trước thời điểm thu hoạch vụ Hè Thu 2021, địa phương đã chủ động đề ra các phương án để đảm bảo việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản trên địa bàn. Tuy nhiên, do diễn biến phức tạp của dịch bệnh nên khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm nông sản đã không thể tránh khỏi.
Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền Hồ Đôn cho biết, diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 đã khiến việc tiêu thụ các mặt hàng nông sản nói chung trên địa bàn toàn huyện gặp khó khăn, đặc biệt, là đối với những nông sản “kén khách hàng” như lúa hữu cơ.
Ông Hồ Đôn thông tin thêm, trước mắt, UBND huyện Phong Điền đang tích cực liên hệ kết nối các đơn vị, doanh nghiệp để có phương án tiêu thụ nông sản cho người dân địa phương. Cùng với đó, vận động các đơn vị, tổ chức trong địa phương trong việc tham gia hỗ trợ nông sản cho nông dân.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…