Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 17 tháng 6 năm 2016 | 5:32

Khởi nghiệp để thúc đẩy phát triển

Ngày 17/6, tại Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH), diễn ra Hội thảo khoa học “Khởi nghiệp tại Việt Nam - Cơ hội và thách thức trong thời kỳ hội nhập”.

Hội thảo đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà lãnh đạo các tỉnh/thành phía Nam, đại diện các ngành, nghề, các chuyên gia kinh tế, các giảng viên kinh tế với những đóng ý kiến thiết thực cho hoạt động quạn trọng này.

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, TP sẽ dành 1.000 tỉ đồng hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp

Kinh tế tư nhân Việt Nam hiện nay bao gồm chủ yếu các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để phát triển kinh tế tư nhân thì việc thúc đẩy các dự án “khởi nghiệp” từ các doanh nhân tiềm năng là một trong những hướng đi đúng đắn, đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Theo thống kê, Việt Nam hiện có trên 500.000 doanh nghiệp (DN)  đăng ký hoạt động, trong đó TP.HCM chiếm một nửa, với 97% là DN nhỏ và vừa, đóng góp 47% GDP, 40% ngân sách nhà nước và tạo việc làm cho 50% lao động. Do vậy, thúc đẩy khởi nghiệp sẽ góp phần làm gia tăng số lượng DN, các cơ hội đóng góp vào GDP, việc làm và ngân sách.

Tại hội thảo, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho rằng: Khởi nghiệp luôn là một quá trình khó khăn và trong giai đoạn hội nhập sắp đến sẽ càng đặt ra nhiều thách thức hơn. Để hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp, sắp tới TP sẽ bố trí gói tín dụng 1.000 tỉ để hỗ trợ cho các DN khởi nghiệp. Đây là một trong sáu giải pháp cơ bản nhằm tạo ra môi trường kinh doanh năng động, đồng thời từng bước đề xuất kiến tạo thể chế, khuôn khổ luật pháp và các hỗ trợ cần thiết cho khởi nghiệp tại TP.HCM. Đẩy mạnh khởi nghiệp từ nội bộ DN; không hình sự hóa các quan hệ dân sự; kiên quyết bài trừ giấy phép con và tạo hành lang pháp lý thông thoáng để giúp hoạt động khởi nghiệp được thuận lợi.

Ông Phong đánh giá, TP.HCM xác định tinh thần khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo là yếu tố cốt lõi tạo ra thành công của các DN ngày nay. Đồng thời khởi nghiệp là một trong những đột phá quan trọng nhằm thúc đẩy tiềm năng doanh nhân trẻ đầy sáng tạo lập nghiệp và làm giàu cho chính mình và đóng gióp cho sự thịnh vượng của. Bên cạnh đó, khởi nghiệp là "mồi lửa" để châm ngòi sáng tạo. Việc thôi thúc "mồi lửa" khởi nghiệp bùng cháy đang là quyết tâm chung của toàn xã hội, trong đó có vai trò hết sức quan trọng của TP. 

Chủ tịch UBND TP đánh giá thông qua các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, TP đã tạo lập được môi trường đầu tư an toàn, thông thoáng, ổn định và hiệu quả với 274.600 DN đăng ký hoạt động trên địa bàn, chiếm 31% DN cả nước, đóng góp ngày càng to lớn cho sự phát triển của TP. Riêng năm 2015, khu vực DN trong nước đóng góp hơn 59% GDP TP và hơn 12% thu ngân sách. Còn khu vực DN nước ngoài đóng góp hơn 24% GDP TP và hơn 15% ngân sách.

Các đại biểu tại Hội thảo đều khẳng định khởi nghiệp là một công đoạn rất quan trọng nên cần phải có sự quan tâm đầu tư xứng đáng

Ông Cao Văn Trọng, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre chia sẻ, khởi nghiệp không phải là một vấn đề quá mới mẻ, vì nơi nào cũng có những cá nhân khởi nghiệp, trong đó, có người thành công, cũng có không ít người thất bại. Tuy nhiên, do người thành công ít hơn người thất bại nên phần nhiều chúng ta dành nhiều sự quan tâm, hỗ trợ cho những người ươm mầm ý tưởng muốn khởi sự lập nghiệp nhưng chưa đảm bảo điều kiện “cần” và “đủ” để thực hiện hóa ý tưởng của mình. Để có số lượng DN nhiều, quy mô lớn, hoạt động ổn định thì trước tiên phải có thật nhiều người khởi sự lập nghiệp, hình thành DN, đặc biệt quan tâm hơn đến những người lập người chưa thành, nhằm mục đích hỗ trợ họ nhưng đồng thời chính họ là những người khởi nghiệp lại vững vàng hơn do đã có những kinh nghiệm từ sự thất bại trước.

Bà Trương Lý Hoàng Phi, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (BSSC) cho rằng cần quan tâm các vấn đề: Thứ nhất, qua 5 năm hoạt động, bà Phi nhìn nhận ý tưởng từ sinh viên luôn sáng tạo nhưng không nhiều trong đó có thể áp dụng vào thực tế. Qua đó, vị giám đốc BSSC mong muốn chương trình có thể giúp sinh viên thực tế hơn trong ý tưởng của mình; Thứ hai, theo bà Phi, không hẳn ai cũng có năng lực khởi nghiệp và nếu ai cũng khởi nghiệp thì vô tình dẫn đến tình trạng "rút ruột" nguồn nhân sự quản lý cấp trung tiềm năng đóng góp cho các DN đang hoạt động trên thị trường.

Cùng ngày, UEH cũng đã giới thiệu về Chương trình đào tạo thạc sĩ bằng đôi Việt Nam - Hà Lan. Theo đó, chương trình đào tạo Thạc sĩ Kinh tế bằng đôi được UEH chính thức ký kết với Viện quốc tế ISS thuộc Đại học Erasmus Hà Lan vào tháng 5/2016. Chương trình Thạc sĩ Kinh tế bằng đôi được tuyển sinh và đào tạo song song với Chương trình Thạc sĩ Kinh tế phát triển của VNP. 

Theo GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài, Phó hiệu trưởng UEH, thời gian đào tạo thạc sĩ bằng đôi được chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn 1: thời gian 01 năm đầu, UEH sẽ đào tạo gồm các lĩnh vực: kinh tế học, kinh tế phát triển, kiến thức tài chính và các phương pháp phân tích; Giai đoạn 2: thời gian 6 tháng tiếp theo, Viện quốc tế ISS tại Đại học Erasmus Hà Lan sẽ đào tạo gồm các lĩnh vực: kinh tế toàn cầu, các vấn đề phát triển, phương pháp định lượng nâng cao; Giai đoạn 3: 6 tháng tiếp theo, học viên sẽ thực hiện và bảo vệ luận văn tốt nghiệp tại UEH dưới sự hướng dẫn của giảng viên UEH và Viện quốc tế ISS tại Đại học Erasmus Hà Lan.

Đại diện UEH giải đáp những thắc mắc của các bạn sinh viên

Chương trình Việt Nam - Hà Lan hợp tác Đào tạo Thạc sĩ Kinh tế Phát triển (Vietnam – The Netherlands Programme for M.A. in Development Economics - viết tắt là VNP) được chính thức tổ chức thực hiện từ năm 1994 tại Việt Nam trong khuôn khổ Dự án đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế Phát triển hợp tác giữa các trường đại học của Hà Lan với Việt Nam do Chính phủ Hà Lan tài trợ. Dự án đã được Viện Quốc tế ISS thuộc Đại học Erasmus - Hà Lan và Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh thực hiện từ năm 1994 cho đến nay.

“Ứng viên vào chương trình Thạc sĩ bằng đôi phải đáp ứng mọi yêu cầu đầu vào của chương trình Thạc sĩ Việt Nam – Hà Lan đào tạo Kinh tế Phát triển. Ứng viên cần vượt qua kỳ thi tuyển sinh đầu vào của VNP, có trình độ ngoại ngữ tương đương IELTS 6.5 trở lên, hoàn thành tốt các môn học tại VNP trong thời gian 1 năm đầu và được hội đồng học thuật VNP đánh giá kết quả học tập tốt để chuyển tiếp học tại Hà Lan để hoàn thành Chương trình Thạc sĩ bằng đôi”, GS.TS cho biết thêm.

Chương trình Thạc sĩ bằng đôi là một phần của chương trình Cao học Việt Nam – Hà Lan truyền thống đã được vận hành 22 năm qua. Thí sinh không tham gia chương trình thạc sĩ bằng đôi vẫn có thể học và nhận bằng Thạc sĩ Kinh tế Phát triển từ chương trình Cao học Việt Nam – Hà Lan, đây cũng là bước phát triển mới nhất về học thuật trong liên kết đào tạo quốc tế của VNP tại UEH.

Quang Minh

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

Top