Dù xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị (Quảng Trị) đã đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2016 nhưng tại thôn Tích Tường vẫn còn một con đường đất dài 4km. Đây là tuyến đường liên thôn huyết mạch nhưng nhỏ hẹp và “nắng bụi, mưa lầy” khiến việc đi lại, làm ăn của bà con gặp nhiều khó khăn, vất vả.
Người dân thôn Tích Tường khá vất vả khi đi lại trên con đường thường xuyên “nắng bụi, mưa lầy”.
Theo phản ánh của người dân, hàng chục năm nay con đường huyết mạch liên thôn Tích Tường vẫn là đường đất. Dù nằm ngay gần đầu xã nhưng qua khảo sát thực tế cùng người dân, chúng tôi nhận thấy con đường liên thôn dài khoảng 4km của thôn Tích Tường nhỏ hẹp với lòng đường chỉ khoảng 3m, hai bên đường cây dại, cỏ mọc khá nhiều nên con đường như càng bị thu hẹp lại. Đặc biệt, do mặt đường là đất mùn nên vào mùa mưa đường trở nên nhão nhoét, mùa hè bụi bặm bốc mù trời.
Ông Nguyễn Hữu Chót, một người dân sống lâu năm tại địa phương ngán ngẩm cho hay: “Con đường này tồn tại cũng phải từ năm 1975 tới nay. Tôi sống ở đây từ ngày quê hương giải phóng nên biết rõ. Nói chung đường sá ở đây rất khó khăn. Cứ mưa là lầy lội, nắng thì bụi mù mịt khiến bà con rất khổ sở”.
Ông Nguyễn Suốt, ở đội 1, thôn Tích Tường bức xúc nói thêm: “Bà con ở đây chủ yếu làm nông nghiệp nên cứ vào mùa gieo trồng, thu hoạch rất vất vả. Nhiều bữa đường lầy lội quá không kéo được xe kéo, xe máy đi cũng mắc lầy, phải vòng qua đường khác xa hơn mới ra được đồng ruộng”.
Trước tình cảnh đường sá quá khó khăn, trước Tết năm 2017 vừa qua, người dân thôn Tích Tường bàn bạc, thống nhất góp tiền mua một ít đá dăm để tự đổ dọc theo những đoạn đường lầy lội. Anh Hoàng Đình Sơn, người dân thôn Tích Tường cho biết, Tết năm vừa rồi người dân trong thôn còn có thể đi lại thăm nhau chứ những năm trước thì rất khó. “Người dân chúng tôi rất khổ sở vì đường sá. Nhưng tội nhất là mấy đứa học trò, nhiều em ngã lên ngã xuống vì vấp phải các vũng nước dày đặc vào mùa mưa. Cứ thấy đứa học trò mô mặc áo trắng đi học mà lấm lem bùn đất thì đích thị đó là con cháu trong làng Tích Tường! Chúng tôi mong các cấp, ngành quan tâm hỗ trợ xây dựng cho thôn con đường đàng hoàng, sạch sẽ để bà con đi lại thuận tiện”, anh Sơn kiến nghị.
Ông Nguyễn Bằng, Trưởng thôn Tích Tường cho biết, toàn thôn có 385 hộ với 1.700 nhân khẩu. Bà con ở đây chủ yếu sản xuất nông nghiệp, đời sống vẫn còn gặp nhiều khó khăn. “Thực tế là, khoảng 10 năm trước, trong tổng số 4km đường liên thôn thì đã có 2 đoạn khoảng 300 m được đổ bê tông, nhưng không hiểu sao bị dừng lại từ đó. Cũng vì đường sá không được quan tâm đầu tư nên việc đi lại, làm ăn của bà con gặp rất nhiều khó khăn. Trong các đợt tiếp xúc cử tri, tôi đã nhiều lần thay mặt bà con trong thôn nêu nguyện vọng mong muốn Nhà nước ưu tiên đầu tư kinh phí làm đường cho thôn Tích Tường. Tuy vậy, đến nay tình hình vẫn chưa có chuyển biến. Qua báo Kinh tế nông thôn, tôi mong Nhà nước, các cấp, ngành, địa phương quan tâm, tạo điều kiện giúp thôn Tích Tường có một con đường đàng hoàng để bà con đi lại, làm ăn thuận tiện hơn”, ông Bằng kiến nghị.
Đức Việt
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.