Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 7 tháng 2 năm 2017 | 2:11

Không để người gửi tiền thiệt thòi

Nhiều người gửi tiền ngân hàng đang lo quyền lợi bị thiệt trước thông tin Ngân hàng Vietcombank không trả đầy đủ lãi cho hàng triệu khách hàng suốt nhiều năm.

Mất cả trăm tỉ đồng tiền lãi ?

Theo Kiểm toán Nhà nước, kết quả kiểm toán hệ thống công nghệ thông tin liên quan đến báo cáo tài chính năm 2015 tại Ngân hàng (NH) Vietcombank cho thấy, NH đã không trả khoản lãi gần 9,8 tỉ đồng cho hơn 6,69 triệu tài khoản. Đây là tính riêng trong năm 2015, còn các năm từ 2001 đến năm 2014, do hệ thống không lưu trữ trọn vẹn thông tin chi tiết nên kiểm toán chưa thể tính toán cụ thể.
khong de nguoi gui tien thiet thoi hinh 1
Các ngân hàng cần trả lãi đầy đủ cho khách hàng dù con số rất nhỏ (Ảnh: Ngọc Thắng)

Theo đó, các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tại Vietcombank được tự động trả lãi định kỳ ngày 25 hằng tháng, khi có mức lãi tối thiểu là 1.000 đồng hoặc 0,1 đơn vị tiền tệ đối với ngoại tệ khác. Như vậy, nghĩa là từ năm 2001 đến nay, các khoản lãi theo tháng có giá trị nhỏ hơn 1.000 đồng hoặc 0,1 đơn vị ngoại tệ đã không được hệ thống phần mềm của Vietcombank tính và hạch toán đầy đủ để trả cho khách. Theo kiểm toán, việc cài đặt này là chưa phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về phương pháp tính và hạch toán thu, trả lãi của các tổ chức tín dụng.

Số tiền 9,8 tỉ đồng chỉ là số lãi phát sinh trong năm 2015 theo tính toán của Kiểm toán Nhà nước. Giả sử, mỗi năm Vietcombank phải trả lãi cho số tài khoản trên từ 8 - 10 tỉ đồng lãi, thì trong khoảng thời gian 14 năm (2001 - 2015), tổng số lãi Vietcombank phải trả cho khách hàng lên đến hơn trăm tỉ đồng. Theo nguyên Thống đốc NHNN Cao Sỹ Kiêm, tình trạng chung hiện nay là không ít NH cài đặt phần mềm tính toán theo hướng không trả lãi cho số tiền lãi quá nhỏ.
Tuy nhiên, nếu NH làm tròn số lên, người gửi tiền sẽ được lợi, ngược lại khách hàng sẽ chịu thiệt. Theo đó, nếu mức lãi từ 950 đồng trở lên được làm tròn thành 1.000 đồng, thì khách hàng sẽ có lợi; ngược lại, cứ dưới 1.000 đồng là không trả lãi, thì khách hàng chịu thiệt. “Trên thực tế, số tiền lãi nhỏ nhưng với doanh số lớn thì sẽ là con số khủng, NH được hưởng lợi lớn. Hơn nữa, với NH có thể là con số quá nhỏ, nhưng tích lũy lại thì đó là con số lớn với người gửi tiền. Vì vậy, NH cần cài đặt ngưỡng tham số tính lãi hợp lý hơn cho khách hàng”, ông nói.
Ngay sau đó, đại diện Vietcombank đã khẳng định không có động cơ vụ lợi đối với việc trả lãi tiền gửi không kỳ hạn cho khách hàng. Theo đó, hệ thống phần mềm Vietcombank mua của đối tác nước ngoài có cấu phần quản lý tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, trong đó có cài đặt sẵn tham số để mặc định như trên. Trên thực tế, đa phần các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn có mức lãi hằng tháng cộng dồn chỉ khoảng vài chục đồng/tháng.
Tham số càng nhỏ, khách hàng càng lợi
Nguyên lãnh đạo của một NH TMCP cho rằng, từ lâu nay hệ thống NH đã lật đi lật lại vấn đề ngưỡng tham số tính lãi này. NH không trả lãi cũng có lý lẽ, khi số tiền lãi quá bé so với chi phí bộ máy phục vụ, quản lý tài khoản mà NH bỏ ra.
Tuy nhiên, ông Võ Văn Khang, Phó chủ tịch Chi hội An toàn thông tin phía nam, cho rằng tham số cài đặt tại Vietcombank là con số khá lớn. Tiền gửi không kỳ hạn là khoản tiền gửi được hưởng lãi suất không kỳ hạn theo số dư cuối ngày. Giả sử một tài khoản có mức lãi 950 đồng/ngày; tính ra một năm (365 ngày) sẽ có mức lãi là 346.750 đồng, việc bỏ quên đã khiến khách hàng bị thiệt. Đó là chưa kể trường hợp người gửi tiền không rút lãi mà để gộp vào, để yên trong tài khoản, thì số lãi sẽ còn sinh sôi nhiều hơn. “Vì vậy, NH có thể linh động chọn ngưỡng tham số để làm tròn số không trả lãi nhằm cân bằng với chi phí quản lý, nhưng nếu ngưỡng tham số lớn sẽ ảnh hưởng nhiều đến quyền lợi khách hàng”, ông Khang phân tích.
Ông Võ Văn Khang cho rằng, có thể hệ thống phần mềm tại một số NH chưa được “mềm dẻo”, tham số không linh động mà code cứng, nên việc làm tròn số hay thay đổi thông số sẽ còn ảnh hưởng đến nhiều yếu tố khác, như cách thức tính lãi, tài nguyên con số tính toán phải lớn, đồng thời cần có sự tư vấn của các nhà cung cấp dịch vụ. Tương tự, phần mềm Vietcombank đang sử dụng được triển khai từ năm 1998, nhưng việc tính lãi vừa rồi của NH không phụ thuộc vào công nghệ mới hay cũ, mà đơn giản chỉ là việc cài đặt ngưỡng tham số tính lãi trên hệ thống. Trên thực tế, NHNN chưa quy định chi tiết về mức tham số này, nên mỗi NH cài đặt khác nhau.
Tuy nhiên, NH chọn ngưỡng làm tròn số càng nhỏ thì độ chính xác càng cao, khách hàng càng có lợi. Thực tế, có NH làm tròn số đến 1 đồng. Nghĩa là, nếu mức lãi nhỏ hơn 0,5 đồng thì sẽ về 0, nếu lớn hơn 0,5 đồng thì làm tròn lên 1 đồng. “NH cần tính toán lại để trả lãi đầy đủ hơn cho người gửi tiền”, ông Khang nói./.
Theo Hồng Sương/Thanh Niên
 
KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top