Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 5 tháng 7 năm 2019 | 13:35

Không quá khó để HTX kiểu mới thành công

Công tác ở Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Vĩnh Phúc 7 năm nên chị Dương Thị Quỳnh Liên đủ “chín” khi thành lập và đưa HTX Rau an toàn Vân Hội Xanh (xã Vân Hội, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc) thành công như ngày nay.

tr13d.JPG
Chị Liên và cán bộ Chi cục Trồng trọt và BVTV kiểm tra đồng ruộng.

 

Đam mê sản xuất sạch

Năm 2016 - 2017, khi nghe tin Sở Nông nghiệp và PTNT muốn giao Nhà sơ chế rau an toàn cho HTX kiểu mới (trước đó do xã Vân Hội quản lý), sẵn yêu nghề nông và đam mê sản xuất sạch, chị Liên xung phong nhận.

Sau đó, chị Liên bắt tay thành lập HTX kiểu mới, do chị làm Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX. Bước khởi đầu khá thuận lợi, HTX kêu gọi được 60 thành viên chính thức, 73 thành viên liên kết, với tổng diện tích sản xuất 17,5ha.

Mặt khác, công việc sản xuất trên đồng ruộng cũng gặp nhiều thuận lợi, do bà con ở đây có nghề trồng rau từ lâu đời. Điều căn bản là tập hợp, hướng dẫn sản xuất sạch theo quy trình VietGAP.

HTX chủ yếu sản xuất các loại rau, củ, quả như: Su hào, bắp cải, cải thảo, các loại rau cải; bầu, cà chua, đậu đỗ, dưa chuột; rau muống, mồng tơi, rau ngót… Đặc biệt, HTX xây dựng kế hoạch canh tác quanh năm, chú trọng rau trái vụ để thu lãi cao.

Ông Nguyễn Văn Năm (thôn Vân Giữa) cho biết, ông  có 8 sào ruộng (1 sào Bắc Bộ = 360m2), chủ yếu trồng cải canh, cải ngọt, cải ngồng. Mỗi tháng nhập sản phẩm cho HTX 10 - 15 ngày, bình quân 50 - 70kg/ngày. Các thành viên khác trong HTX cũng có lịch sản xuất và thu hoạch theo thứ tự như vậy.  Số rau còn lại trên ruộng, HTX không thu mua hết thì bán cho khách quen, song, thường không có hàng để bán. Thu nhập của 2 vợ chồng khoảng 100 - 120 triệu đồng/năm.

“Tham gia HTX, gia đình mua máy xới đất trị giá gần 20 triệu đồng, nhưng chỉ phải trả 9 triệu đồng, số còn lại tỉnh hỗ trợ. Sản xuất rau an toàn không thể làm bừa bãi, từ đầu vào, con giống, ngày gieo hạt, đến cách chăm sóc, bảo vệ rau đều theo chỉ đạo của HTX. Thành viên yên tâm sản xuất, không phải lo đầu ra. Một niềm vui nữa là,tôi và 12 hộ được HTX chọn tham gia thử nghiệm Chương trình VietGAP điện tử và được tặng điện thoại thông minh để thực hành”, ông Năm phấn khởi khoe.

Xây dựng thương hiệu “Vân Hội Xanh”

Trao đổi với chúng tôi, chị  Liên cho biết: “Từ khi thành lập, HTX xác định phải xây dựng bằng được thương hiệu “Rau an toàn Vân Hội Xanh”. Vì vậy, chúng tôi đã thiết kế logo, bao bì, đăng ký mã vạch, mã số, in tem nhãn, đóng gói sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn, giúp người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Theo đó, mỗi sản phẩm  của HTX đều sử dụng 01 tem QR code để nhận diện” .

Đặc biệt, công tác kiểm tra rau bằng phương pháp Test nhanh của HTX đang được Chi cục Trồng trọt và BVTV Vĩnh Phúc hỗ trợ. Hàng tháng, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thuỷ sản đến lấy mẫu các loại rau, quả của HTX, ở bất kỳ địa điểm nào, do HTX đưa hàng, hoặc ngoài cánh đồng để kiểm tra.

Vừa qua, Siêu thị Co.opMart Vĩnh Phúc đã đưa khách hàng ra ruộng lấy mẫu ngẫu nhiên, và test ngay trên xe chuyên dụng của siêu thị.

Hiện, đầu ra của HTX là các trường mầm non, tiểu học trong tỉnh Vĩnh Phúc; các siêu thị và cửa hàng thực phẩm an toàn.

Chị Liên cho biết thêm, 60 thành viên chính thức tự sản xuất trên đồng ruộng của mình, được ứng trước vật tư đầu vào, ưu tiên tiêu thụ đầu ra, được hỗ trợ giá cao hơn thương lái 5 – 10%.

Từ nguồn vốn ban đầu do các thành viên đóng góp 500.000 đồng/thành viên khi tham gia, đến nay, vốn kinh doanh của HTX đạt trên 1 tỷ đồng, các vụ rau sản xuất gối đầu và tiêu thụ ổn định quanh năm.

 

 

Dương An Như
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

  • HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Top