Ngành cà phê Việt Nam trong năm nay có thể sẽ thiết lập kim ngạch kỷ lục 4 tỷ USD nếu giá xuất khẩu tiếp tục ở mức cao.
Người dân huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên thu hái cà phê. (Ảnh: TTXVN)
Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê trong tháng 8 của cả nước đạt 112,5 nghìn tấn, giảm nhẹ 1,2% so với tháng 7, nhưng tăng 1,7% về kim ngạch, tương đương đạt 266 triệu USD. Lũy kế trong 8 tháng đầu năm nay, nước ta đã xuất khẩu 1,2 triệu tấn, trị giá 2,8 tỷ USD, tăng 15,3% về lượng và 40,4% về giá trị.
Với đà tăng trưởng ấn tượng này, mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 3 tỷ USD trong năm nay đã sớm đạt được. Thậm chí, ngành cà phê Việt Nam trong năm nay có thể sẽ thiết lập kim ngạch kỷ lục 4 tỷ USD nếu giá xuất khẩu tiếp tục ở mức cao.
Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam dự báo, giá cà phê xuất khẩu trong những tháng cuối năm sẽ tiếp tục đi lên vì nguồn cung trong dân đã cạn, các doanh nghiệp chỉ còn chưa đến 500.000 tấn cho xuất khẩu.
Ghi nhận trong ngày 8/9, giá cà phê nhân xô tại khu vực Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ dao động quanh mức 47.000 - 48.000 đồng/kg, ổn định ở vùng giá cao sau ngày tăng mạnh trước đó.
Tháng 11 - 12 tới, Việt Nam mới bước vào vụ thu hoạch cà phê niên vụ 2022 - 2023. Nếu giá cà phê xuất khẩu giữ nguyên ở mức cao thì cả năm 2022, ngành cà phê vẫn có thể thiết lập được mốc kim ngạch kỷ lục 4 tỷ USD.
Theo dự báo, ngành cà phê năm 2022 sẽ tăng trưởng 30 - 40% vì cả thế giới đang thích ứng với COVID-19, nhu cầu lớn trong khi nguồn cung giảm. Giá xuất khẩu cà phê có thể cán mốc 2.400 - 2.600 USD/tấn trong năm 2022 và đà tăng có thể kéo dài sang năm 2023.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, trong top 10 thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam có 6 nước châu Âu. Thời gian gần đây, nhu cầu cà phê đã mở rộng đáng kể ra ngoài các thị trường EU, Mỹ và Nhật Bản.
Tại thị trường Trung Quốc, cà phê hòa tan, cà phê chế biến sẵn đang chiếm thị phần lớn nhờ sự tiện lợi trong việc sử dụng. Nhu cầu tiêu thụ cà phê tại Trung Quốc đang tăng với tốc độ trung bình 15%/năm vì nhu cầu thưởng thức cà phê của người dân tăng. Do đó, tiềm năng xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường này còn rất lớn.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất nghèo huyện Mường Lát (Thanh Hóa), từ chưa hiểu sản phẩm OCOP là gì, nhưng bằng nghị lực, sự táo bạo trong cách nghĩ, cách làm và được sự ủng hộ của chính quyền, chị Lương Thị Nồng ở xã Quang Chiểu đã đưa nếp Cay Nọi trở thành sản phẩm OCOP đầu tiên của huyện (năm 2021) và phát triển bền vững.