Từ đầu năm đến nay, giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 1,35 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó có nhiều thị trường tiềm năng.
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, việc tận dụng các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam –EU (EVFTA), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Ireland (UKVFTA) đang mở đường ra cho các doanh nghiệp tăng kim ngạch xuất khẩu rau quả trong năm nay.
Từ đầu năm đến nay, giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 1,35 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Từ đầu năm đến nay, giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 1,35 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó có nhiều thị trường tiềm năng lớn như Ai Cập, Kuwait, Ukraine, Senegal... Đặc biệt, thị trường có giá trị xuất khẩu rau quả tăng mạnh nhất là Ukraine (tăng gấp gần 7 lần). Đây kỳ vọng là những thị trường giúp ngành hàng rau quả Việt Nam nâng cao giá trị xuất khẩu trong năm 2021 và những năm tiếp theo.
Tuy nhiên, Trung Quốc hiện vẫn là thị trường lớn nhất nhập khẩu rau quả của Việt Nam, trong 3 tháng đầu năm nay với gần 65% thị phần. Xuất khẩu rau quả sang thị trường này có sự tăng trưởng khá với mức trên 16% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hiệp hội Rau quả Việt Nam nhận định, Hiệp định UKVFTA hứa hẹn tạo ra động lực mới cho hợp tác kinh tế, thương mại trong thời gian tới. Nhiều sản phẩm là thế mạnh của Việt Nam như vải, nhãn, chôm chôm, thanh long, dứa, dưa… sẽ có thêm lợi thế tiếp cận thị trường trong bối cảnh các loại hoa quả từ các quốc gia cạnh tranh như Brazil, Thái Lan, Malaysia… đều chưa có hiệp định thương mại tự do với thị trường này.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…