Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, trung bình mỗi năm, địa phương này miễn giảm học phí cho gần 3.000 học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh. Mỗi năm đào tạo nghề cho khoảng 1.300 lao động là đồng bào DTTS, trong đó có trình độ cao đẳng, nghề ngắn hạn…
Chính sách hỗ trợ đất sản xuất và dạy nghề chính là đòn bẩy để thúc đẩy địa phương phát triển. Thực hiện chủ trương của tỉnh Lâm Đồng, huyện Bảo Lâm đã bố trí 10ha đất trống cho 21 hộ dân xã Lộc Bắc; bố trí 24,3ha đất đã chuyển đổi từ đất lâm nghiệp sang đất nông nghiệp cho 176 hộ đang canh tác trên đất xấu ở xã Lộc Bảo; bố trí 6,5ha diện tích đất đã khai thác trắng từ rừng trồng để bố trí cho 41 hộ ở xã B’Lá… Từ đó xuất hiện ngày càng nhiều gương sáng thoát nghèo, làm giàu là người DTTS.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…