Chiều 24/6, UBND TX. Sông Cầu (Phú Yên) tổ chức họp báo công bố Lễ hội Tôm hùm TX. Sông Cầu lần thứ nhất - năm 2022.
Đặc biệt, Lễ hội Tôm hùm TX. Sông Cầu lần thứ nhất - năm 2022 gắn kết chương trình hội thảo ứng dụng công nghệ blockchain và chuyển đổi số vào lĩnh vực nuôi tôm hùm do chuyên gia đầu ngành công nghệ blockchain đến từ Tập đoàn Blockchain Việt Nam đồng hành nghiên cứu và báo cáo nhằm định hướng nâng vị thế tôm hùm Sông Cầu trên thị trường trong và ngoài nước. Đồng thời xác lập kỷ lục Guiness Việt Nam 100 món ăn chế biến từ tôm hùm Sông Cầu.
Ông Phan Trần Vạn Huy, Chủ tịch UBND TX. Sông Cầu, cho biết: Lễ hội Tôm hùm TX. Sông Cầu lần thứ nhất - năm 2022 được tổ chức với mục đích khơi dậy niềm tự hào quê hương, đất nước và nghề nuôi trồng thủy sản đã và đang phát triển hơn 30 năm qua; từ đó hướng đến mục tiêu xây dựng một “thủ phủ tôm hùm” lớn mạnh bền vững, đáp ứng những nhu cầu mới của thị trường sau đại dịch Covid-19.
Theo ông Huy, TX. Sông Cầu quyết tâm xây dựng Lễ hội Tôm hùm trở thành lễ hội đặc trưng, xem đây là dịp để quảng bá cho lĩnh vực công nghiệp tôm hùm, tạo cơ hội gắn kết hợp tác giữa 4 nhà “Nhà nông - Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp”, góp phần đẩy mạnh tiêu thụ thủy sản trong nước cũng như xuất khẩu, đồng thời thu hút du lịch thông qua các hoạt động đặc sắc và hấp dẫn của lễ hội. Thông qua lễ hội, địa phương sẽ tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi gắn với công tác bảo tồn, tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống, đồng thời giới thiệu quảng bá về hình ảnh quê hương, con người Sông Cầu - Phú Yên và các tiềm năng, thế mạnh của thị xã nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư…
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…