Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 15 tháng 9 năm 2022 | 21:23

Lần đầu tiên Việt Nam - Mông Cổ có bản ghi nhớ về hợp tác nông nghiệp

Ngày 15/9, Bộ Nông nghiệp và PTNT, đã thăm, làm việc và ký bản ghi nhớ đầu tiên về hợp tác nông nghiệp với Bộ trưởng Bộ Lương thực, Nông nghiệp và Công nghiệp nhẹ Mông Cổ Khayangaa Bolorchuluun.

Dẫn đầu Đoàn công tác liên Bộ của Phân ban Việt Nam trong Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Mông Cổ về hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học kỹ thuật sang Mông Cổ tổ chức kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ lần thứ 18, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan đã thăm làm việc và ký Bản ghi nhớ đầu tiên về Hợp tác nông nghiệp với Bộ trưởng Bộ Lương thực, Nông nghiệp và Công nghiệp nhẹ Mông Cổ Khayangaa Bolorchuluun.

Hợp tác nông nghiệp có vai trò quan trọng trong quan hệ giữa Việt Nam và Mông Cổ, nhất là trong bối cảnh thế giới và khu vực đang đối phó thách thức về an ninh lương thực. Việt Nam và Mông Cổ đều có lợi thế về sản xuất nông nghiệp.

Đây cũng là lĩnh vực mà hai bên có thể bổ sung cho nhau, tận dụng được thế mạnh của nhau. Các mặt hàng nông lâm thủy sản của hai bên mang tính bổ trợ, không cạnh tranh lẫn nhau. Việt Nam có thế mạnh về lúa gạo, cây công nghiệp, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ và trái cây nhiệt đới. Trong khi Mông Cổ có thế mạnh về chăn nuôi và các sản phẩm từ chăn nuôi.

 

43434343434343.jpg
Bộ trưởng Lê Minh Hoan và Bộ trưởng Khayangaa Bolorchuluun ký Biên bản ghi nhớ đầu tiên về Hợp tác Nông nghiệp Việt Nam - Mông Cổ

 

Bộ trưởng Bộ Lương thực, Nông nghiệp và Công nghiệp nhẹ Mông Cổ cho biết năm 2022, Mông Cổ có tổng đàn 67,3 triệu gia súc và 24 triệu con non. Lượng gia súc có thể khai thác thương mại hàng năm là trên 20 triệu con.

Ngoài thịt, hàng năm Mông Cổ đạt sản lượng 10.000 tấn len cashmere dê, 37.000 tấn len cừu, hơn 1,3 triệu tấm da bò và ngựa. Chăn nuôi của Mông Cổ sử dụng phương thức chăn thả truyền thống có bản chất tự nhiên là hữu cơ.

Do đó, sản phẩm thịt của Mông Cổ rất đặc biệt. Bộ trưởng Khayangaa Bolorchuluun kỳ vọng hợp tác nông nghiệp, đặc biệt là hợp tác trong thương mại và đầu tư giữa Việt Nam Mông Cổ sẽ được tăng cường trong thời gian tới.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ: “Thế giới ngày nay đầy biến động do đại dịch Covid 19, xung đột giữa các nước, và các bất ổn tiềm ẩn khác, quan hệ giữa các nước cần cách tiếp cận mới. Trong đó các nước đều cần đa dạng hóa sản phẩm và đa dạng hóa thị trường. Với mối quan hệ truyền thống hữu nghị 68 năm giữa Việt Nam và Mông Cổ, hai nước cần làm nhiều hơn nữa để hợp tác kinh tế phát triển tương xứng”.

Nông nghiệp Việt Nam và Mông Cổ còn rất nhiều tiềm năng để khai thác thế mạnh và thị trường của mỗi nước. Tháp tùng đoàn công tác của Bộ trưởng có lãnh đạo hai đơn vị chuyên ngành là Cục Chăn nuôi và Cục Thú y để trao đổi với Mông Cổ về việc hợp tác và tháo gỡ các rào cản và tạo điều kiện cho các sản phẩm chăn nuôi của Mông Cổ.

Bên cạnh đó, theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, nông nghiệp Việt Nam và Mông Cổ còn rất nhiều tiềm năng để khai thác thế mạnh và thị trường của mỗi nước. 

Việt Nam có thế mạnh về lúa gạo, cây công nghiệp, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ và trái cây nhiệt đới. Trong khi Mông Cổ có thế mạnh về chăn nuôi và các sản phẩm từ chăn nuôi.

Tại buổi làm việc, hai bên đã trao đổi, tháo gỡ các rào cản và tạo điều kiện cho các sản phẩm chăn nuôi của Mông Cổ. 

 
 
Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

  • HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Top