Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 11 tháng 2 năm 2016 | 11:7

Làng chè bảo bối trăm tuổi: Để biếu khách quý chứ nhất quyết không bán cho đại gia

Những cây chè bảo bối này chỉ để người dân trong thôn dùng, để biếu khách quý chứ nhất quyết không bán cho các vị đại gia.

Những cây chè có tuổi thọ 60-70 năm thì khá nhiều, còn những cụ chè cổ có tuổi đời lên đến hàng 100 năm còn khoảng 120-130 cây. 

Những cây chè bảo bối này chỉ để người dân trong thôn dùng, để biếu khách quý chứ nhất quyết không bán cho các vị đại gia.

lang che bao boi tram tuoi: de bieu khach quy chu nhat quyet khong ban cho dai gia hinh 0
Ông Lộc cho biết, riêng nhà ông có hai cụ chè bảo bối ngon nổi tiếng trong làng.

Về thôn Giếng Cốc xã Hạ Bằng (Thạch Thất, Hà Nội), nhiều người không khỏi ngạc nhiên bởi hầu như nhà nào cũng có cây cao quá nóc nhà. Đó là các 'cụ chè' của làng với tuổi đời lên đến hàng trăm năm.

Ông Nguyễn Văn Lương người dân Giếng Cố tự hào: “Dân ở đây không giàu, nhà lầu xe hơi cũng hiếm, nhưng các 'cụ chè bảo bối' thì nhiều. Cụ chè nhà tôi đã được trên trăm tuổi rồi đó”.

Giải thích về tên gọi 'cụ chè bảo bối', ông Lương cho biết, các cây chè đều được truyền từ đời này sang đời khác, người dân quý chè hơn quý vàng mà mỗi nhà chị có một cây nên được coi như bảo bối trong nhà.

Ông Lương kể, hàng chục năm trước, nơi đây được gọi là vùng trồng chè nổi tiếng, nguời dân dựa vào cây chè để làm kinh tế nhà nào trong vườn cũng có vài chục cây, thậm chí nhà nhiều còn có hàng trăm cây. Nhưng gần đây, cây chè không còn mạng lại giá trị kinh tế nên nhiều gia đình đã chặt bỏ dần.

Tuy nhiên, sống và gắn bó với cây chè nhiều năm, người dân cũng quen với văn hóa uống chè xanh, vui cũng ngồi nhâm nhi bên chén nước chè, tám chuyện với mọi người, khi buồn phiền cũng nhấp ngụm nước chè để ngẫm lại chuyện buồn đã quá. Với người dân làng Giếng Cốc, có thể đói cơm nhưng chè thì không thể thiếu. Do đó, mỗi nhà giờ vẫn còn giữ lại một cây chè, coi nó là bảo bối truyền đời, ông cho hay.

“Nhà tôi ngày trước có cặp chè song sinh nằm ngay góc vườn, nhưng đến khi làm cổng phải chặt bỏ mất một cây đi mà tiếc đứt ruột. Đến bây giờ, mỗi khi ra nhìn góc vườn thấy thiếu vắng mất một cây là người lại bần thần như mất hồn”, ông nói.

Ông Nguyễn Hữu Thư, người sở hữu cụ chè lên đến hơn 200 năm tuổi cũng chia sẻ, thôn Giếng Cốc có khoảng hơn 200 hộ dân thì có tới 120-130 cây chè cổ, mỗi nhà hầu như còn giữ lại một cây để hái lá hãm nước uống nên lá chè nhiều khi được người dân quý hơn cơm gạo.

“Người dân trong thôn có văn hóa uống nước chè cổ thụ từ mấy trăm năm nay nên mỗi khi nhà này hết, cây không cho đủ lá để hãm nước uống thì sang nhà hàng xóm vay tạm vài nhánh chè chứ nhất quyết không chịu dùng các loại chè khác. Hoặc khi thèm quá lại chạy sang hàng xóm xin tạm một ngụm nhấp miệng”.

lang che bao boi tram tuoi: de bieu khach quy chu nhat quyet khong ban cho dai gia hinh 1
Mỗi cụ chè bảo bối ở trong làng có tuổi thọ lên đến hàng trăm năm.

Để giữ và bảo tồn được những cụ chè này, giúp cây chè không bị tổn thương và chết, dân làng thôn Giếng Cốc tuyệt nhiên không bao giờ đem dao, kéo ra đẵn cành, cắt cành. Ai nấy đều thuộc lòng nguyên tắc, mỗi lần hái lá, bẻ cành đều phải dùng bằng tay.

“Mọi người trong làng không ai giải thích được tại sao các cụ chè lại kỵ với dao, kéo. Chỉ biết, nhà nào mà dùng dao chặt cành, cắt tỉa lá chè là một thời gian sau cụ chè đó lăn đùng ra chết ngay”, ông Thư cho hay.

Nước chè bảo bối tốt như 'thần dược'

Ông Phùng Văn Lộc, người sở hữu hai cụ chè bảo bối ngon nổi tiếng trong thôn chia sẻ, nhà ông nếu nói đến chè 60-70 năm tuổi thì có cả vườn khoảng gần 100 cây. Còn nói đến cụ chè thì chỉ còn 2 cây duy nhất. Lá của hai cây này đem đi hãm nước uống có hương vị thơm ngon nổi tiếng trong làng.

Những cây chè 60-70 năm tuổi con tôi đang đánh gốc bán cho dân giàu ở Hà Nội về mua với giá 1 triệu đồng/cây. Riêng hai cụ chè kia thì gia đình giữ lại, nhất quyết không bán kể cả người mua có trả giá cao”, ông Lộc chia sẻ.

lang che bao boi tram tuoi: de bieu khach quy chu nhat quyet khong ban cho dai gia hinh 2
Nhiều người dân làng cho biết, nước chè bảo bối tốt như thần dược, giúp dân làng khỏe mạnh.

Theo ông Lộc, các cụ chè bảo bối ở vùng này giống cũng chẳng khác gì giống chè của các vùng khác, chỉ là giống chè bình thường. Tuy nhiên, chè ở thông Giếng Cốc được trồng trên đất đá ong, nước pha chè được lấy từ giếng đá ong trong mát, ngọt lịm nên khi hãm, nước chè luôn có vị đặc biệt mà các vùng khác không có.

“Nói là có hai cụ chè bảo bối trong vườn, nhưng các cụ không cho nhiều lá. Do đó, gia đình cũng phải uống dè xẻn để mỗi khi Tết đến, tôi còn hái được một ít đem biếu người thân và các vị khách quý của gia đình”, ông nói.

Nói về chén nước chè của thôn làng Giếng Cốc, ông Lương cũng thừa nhận rằng chè ở thôn là chè sạch 100%, không có thuốc bảo vệ như những loại chè dân trồng thương mại, đặc biệt, chè cũng thuộc diện cổ thụ, có nhiều dưỡng chất cực tốt cho sức khỏe con người.

“Nhiều người còn nói chuyện uống nước chè nhiều có thể phòng được các bệnh ung thư. Do đó, người dân nơi đây coi nước chè như thần dược, phòng được đủ các bệnh”. Ông Lương nói và chia sẻ ngay về câu chuyện trong gia đình mình, nhờ vào những chén chè xanh mà các thành viên trong gia đình ông luôn cảm thấy sảng khoái, cơ thể được khỏe mạnh, không mắc phải bệnh tật gì.

“Ngày trước thời còn trẻ, cứ mỗi lần đi làm ruộng về, trong người cảm thấy mệt mỏi tôi lại vào nhà làm một cốc nước chè xanh pha kèm chút đường là người lại tỉnh táo ngay lập tức, cảm giác như vừa lấy lại được sức khỏe sau một ngày làm việc vất vả”, ông Lương tâm sự.

Theo ông Lương, không biết công dụng của loại chè cổ thụ trong vườn nhà tốt đến đâu, nhưng người dân ở thôn từ trẻ em cho tới các cụ cao niên luôn có một niềm tin vào thứ nước chè thần dược. Do đó, họ luôn lạc quan, yêu đời, tránh khỏi được không ít loại bệnh tật.

Theo T.Linh – B.Hân/Vietnamnet.vn

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

  • HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Top