Tết Nguyên đán đang đến gần, các cơ sở sản xuất miến gạo ở các xóm 2, 4, 7, xã Tràng Sơn (Đô Lương, Nghệ An) lại tất bật vào vụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Những ngày cuối năm, hoạt động sản xuất diễn ra nhộn nhịp hơn. Thời điểm này, các cơ sở đã chuẩn bị nguyên liệu, nhân lực để kịp thời tăng tốc. Vì Tết là dịp tiêu thụ hàng hóa lớn nhất trong năm, nên tất cả đang dồn sức nâng cao sản lượng miến để kịp những đơn hàng sắp tới.
Là người có nhiều năm gắn bó với nghề, bà Ngô Thị Mạo (xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương) chia sẻ: “Gia đình tôi làm miến gạo ngót ngét cũng được 20 năm rồi. Trung bình mỗi ngày sản xuất từ 1,5 - 2 tạ gạo. Nghề này không đòi hỏi nhiều kỹ thuật nhưng mất rất nhiều công. Vất vả nhất là công đoạn đùn sợi, nếu chịu khó thì sẽ cho thu nhập ổn định”.
Yếu tố quyết định đến độ ngon của sản phẩm là nguyên liệu sạch và người thợ phải thật sự tỉ mỉ, cẩn thận trong từng công đoạn sản xuất. Bột gạo được xay nhuyễn từ loại gạo Khang Dân là nguyên liệu duy nhất của miến, vì nó đòi hỏi phải gạo khô.
Để làm ra sợi miến, người sản xuất phải thực hiện qua nhiều công đoạn. Đầu tiên là vo gạo thật sạch rồi tiến hành ngâm, khi gạo đã đủ độ mềm sẽ được cho vào máy nghiền thành bột rồi dùng máy ép để bột cho khô ráo.
Khi đã hoàn thành khâu sơ chế nguyên liệu, người thợ sẽ tiến hành bước tạo sợi. Công đoạn này đòi hỏi người sản xuất phải liên tục vừa cho bột vào máy, vừa nhanh tay cắt miến để giữ được độ dài và đều sợi. Thường một tạ gạo cho ra khoảng 80 đến 85 kg miến, bán giá mỗi cân miến từ 15.000 đến 17.000 đồng.
Nghề làm miến còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết. Miến sẽ khô nhanh và ngon nhất khi được phơi dưới trời nắng hanh. Còn những ngày mưa hoặc ẩm ướt nếu sản xuất thì mất 5 đến 7 ngày mới khô được, thậm chí còn phải dùng quạt để quạt.
Bà cũng cho biết thêm, như các năm trước, vào dịp Tết, người dân làm miến gạo càng thêm bận bịu, vất vả vì đơn hàng nhiều. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên hàng ế hơn, cơ sở tranh thủ thời tiết nắng nóng làm hàng đóng gói trữ sẵn. Mong đến tết sẽ bán hết hàng.
Hiện nay, sản phẩm miến gạo Đô Lương được tiêu thụ ở nhiều địa phương trong tỉnh, được khách hàng đánh giá cao về chất lượng. Những ngày cuối năm, không khí nhộn nhịp của các cơ sở sản xuất miến càng làm cho Tết như gần hơn.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…