Ngày 11/5, ông Nguyễn Đức Trung, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành đã đi tham quan các mô hình kinh tế trên địa bàn huyện Tân Kỳ.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung cùng đoàn đã đến thăm mô hình ươm cây giống lâm nghiệp tại xã Tân Hương. Đây là xã miền núi, cách trung tâm huyện 8km, mới được thành lập năm 2005.
Được biết, trên địa bàn xã Tân Hương sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp được tập trung trên địa bàn 4 xóm: Vĩnh Tân, Tân Sơn, Tân Minh, Châu Nam; gồm có 283 hộ gia đình, 3 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giống Lâm nghiệp, với tổng diện tích vườn gieo ươm là 35,6 ha; tổng công suất gieo ươm bình quân 160 triệu cây/năm (16.000 vạn cây).
Trong năm 2021, trên địa bàn xã đã tổ chức sản xuất, kinh doanh 140,28 triệu cây (14.028 vạn cây). Tổng doanh thu từ sản xuất, kinh doanh cây giống trên địa bàn xã năm 2021 là: 64,4 tỷ đồng.
Trong 4 tháng đầu năm 2022, đã tổ chức sản xuất, kinh doanh là 60 triệu cây (6.000 vạn cây). Hiện nay, bà con đang chuẩn bị công tác đóng bầu để giao ươm phục vụ trồng rừng vụ Thu, với số lượng cây giống dự kiến sẽ gieo ươm từ nay đến hết năm 2022 là: 100 triệu cây.
Với tổng số 286 vườn ươm của các công ty, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã đã giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 2.100 lao động trong và ngoài xã/năm, với thu nhập bình quân từ 4-7 triệu đồng/lao động/tháng. Tổng thu nhập từ nguồn sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp trong những năm gần đây trên địa bàn xã bình quân từ 60 - 65 tỷ đồng.
Để mô hình phát triển mạnh mẽ hơn nữa, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đề nghị huyện Tân Kỳ, các sở, ngành quan tâm giải quyết các khó khăn, vướng mắc về mỏ đất cho doanh nghiệp; tạo các điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp tiếp cận với những chính sách của Nhà nước. Huyện cũng cần giúp đỡ để xã Tân Hương về đích nông thôn mới trong năm 2022.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.