Hôm nay (2/4), ông Đặng Xuân Phong, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và PTNT Lào Cai nhằm nắm bắt tình hình phát triển sản xuất và kịp thời tháo gỡ khó khăn của ngành cũng như các địa phương trên địa bàn.
Sản suất nông nghiệp trong 3 tháng đầu năm 2019, các địa phương trong tỉnh đã hoàn thành 9.952,8 ha gieo cấy vụ xuân; đã làm đất 20.459 ha ngô xuân; trồng được 18.538ha, (ngô Xuân 8.755 ha, ngô chính vụ 9.783 ha), đạt 51,5% kế hoạch năm.
Chăn nuôi phát triển ổn định, tổ chức tốt tái đàn gia súc, gia cầm; sản phẩm chăn nuôi đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong và sau dịp tết Nguyên Đán; giá lợn trong quý có sự giao động nhẹ, lợn siêu nạc từ 40.000 - 45.000 đồng/kg, lợn đen bản địa từ 52.000 - 60.000 đồng/kg.
Công tác tiêm phòng, kiểm dịch, kiểm soát dịch bệnh; đặc biệt là Phòng chống Dịch tả lợn Châu Phi được thực hiện tốt, đã thành lập các Chốt kiểm dịch tạm thời, tổ kiểm soát cơ động, kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật các cấp; triển khai kịp thời các phương án phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi lây lan và xâm nhập vào địa bàn tỉnh. Đến nay tỉnh Lào Cai chưa phát hiện bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
Năm 2019, ngành nông nghiệp tỉnh Lào Cai phấn đấu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân khu vực nông thôn, thu nhập bình quân đầu người tại nông thôn đạt 30 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn hàng năm giảm từ 3 - 5%. Phấn đấu đến hết năm 2020, toàn tỉnh Lào Cai có trên 50 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt trên 35% tổng số xã; Bình quân đạt 14,1 tiêu chí/xã; Thành phố Lào Cai hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
Ông Đặng Xuân Phong, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đánh giá cao những thành tựu ngành nông nghiệp đã đạt được, đặc biệt là việc phối hợp chặt chẽ kịp thời với các ban ngành, đoàn thể, địa phương khẩn trương, trách nhiệm và nhiệt tình để khống chế dịch tả lợn châu Phi.
Ông Phong nhấn mạnh, trong những năm tới việc phát triển sản xuất phải đảm bảo tính bền vững với thị trường ổn định. Các mô hình sản xuất phải thiết thực, hiệu quả, tạo được sức lan tỏa cao. Với những lợi thế có sẵn hiện nay như: việc phát triển kinh tế cửa khẩu Lào Cai, ngành nông nghiệp có thể tranh thủ thị trường rộng lớn và không quá khắt khe của nước bạn.
Bên cạnh đó, mỗi năm, tỉnh Lào Cai đón vài triệu lượt khách du lịch... là cơ hội tốt để quảng bá, tiêu thụ sản phẩm đặc sản đặc hữu của địa phương... Chính vì vậy, ngành nông nghiệp Lào Cai cần bám sát những lợi thế này để qui hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch, nông nghiệp ôn đới... và có định hướng chung để kêu gọi thu hút doanh nghiệp lớn đầu tư vào lĩnh vực này.
Tại buổi làm việc, ông Đặng Xuân Phong cũng chỉ đạo các ban ngành khác trong tỉnh cùng phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp để giải quyết các vấn đề còn tồn tại như: Lập dự án rà soát, xác định ranh giới, diện tích, chủ quản lý đối với rừng tín ngưỡng, rừng bảo vệ cảnh quan môi trường nâng cấp lên thành đặc dụng; rừng phòng hộ biên giới đồng thời giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng dân cư quản lý, bảo vệ...; Xem xét việc cổ phần hóa các công ty lâm nghiệp hoạt động không hiệu quả; Rà soát diện tích đất trống đang quy hoạch cho lâm nghiệp, loại bỏ những diện tích núi đá, sông suối... không trồng được rừng và 2.000 ha đang canh tác nông nghiệp ra khỏi quy hoạch đất lâm nghiệp; để ổn định diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp; Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật...
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…