Chiều nay (24/9), Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo “Cơ chế phối hợp phát triển các Vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam”.
Quảng Ninh giữ vai trò dẫn dắt sự phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Đây là Chương trình "Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam" (Chương trình Aus4Reform) nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện quá trình cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam.
Theo ông Trần Trung Hiếu, Phó Trưởng ban, Ban thể chế kinh tế CIEM, việc chia cắt không gian vùng quá nhỏ với 63 tỉnh thành trên cả nước khiến cơ chế phối hợp giữa các vùng rất khó khăn, manh mún, kém hiệu quả. Do đó, cần thúc đẩy xây dựng một thể chế liên kết vùng trong bối cảnh mới.
Nguyên nhân là do trình độ phát triển kinh tế ở địa phương còn kém; cơ chế chính sách cho vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) chưa hoàn thiện và không thực quyền; nhận thức về lợi ích của các chủ thể liên quan; văn hóa hợp tác, liên kết của người Việt còn lỏng lẻo...
Ông Hiếu cho rằng, điểm nghẽn về thể chế trong phối hợp phát triển các vùng KTTĐ ở Việt Nam là do không có quy định về nguồn thu và nhiệm chi cho vùng; bộ máy liên kết vùng không có thực quyền; chính sách phân vùng chưa hợp lý...
Theo ông Hiếu, cần xây dựng thể chế liên vùng KTTĐ bao gồm quy định chặt chẽ về đảm bảo nguồn thu nhằm thực hiện các nội dung liên kết vùng tương ứng với các nhiệm vụ chi của vùng; xây dựng bộ máy tổ chức vùng đủ thực quyền; tiến hành phân vùng cụ thể, đảm bảo sự tích hợp được khi chồng lấn.
Các vùng KTTĐ được Đảng và Nhà nước xác định là các vùng động lực làm đầu tàu lôi kéo sự phát triển của các vùng khác trên cả nước. Hiện, trên cả nước có 4 vùng kinh tế trọng điểm là: Vùng KTTĐ Bắc Bộ, KTTĐ miền Trung, KTTĐ phía Nam và KTTĐ vùng Đồng bằng sông Cửu Long với tổng số 24 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Các vùng kinh tế trọng điểm có diện tích trên 90.000km2 (chiếm 27,4% diện tích cả nước) với tổng dân số (năm 2009) khoảng 43,9 triệu người (chiếm 51% dân số cả nước), có mật độ dân số là 483 người/km2(cả nước là 260 người/km2) và tỷ lệ đô thị hóa đạt 40,2% (cả nước là 29,6%) nhưng thành tựu tăng trưởng kinh tế không đồng đều và vô cùng bất tương xứng.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…