Bị thiệt hại nhiều trong trận lũ lịch sử vừa qua ở miền Trung, song, người dân Quảng Bình vẫn chưa vui, do chưa khắc phục được hậu quả lại thêm dịch bệnh.
Ông Võ Huy Hiệu, xã Hương Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình), cho biết, gia đình ông có 0,5 ha trang trại, chủ yếu chăn nuôi gà ta 6.000 con, đàn lợn 30 con (trong đó có 7 nái).
Lợn trắng chuồng, do chưa tái đàn được.
Bình quân 1 tháng xuất 10 con lợn thịt, khoảng 80 kg/con, với giá 70.000 đồng/kg. Tuy nhiên, cách đây hơn 1 tuần dịch tả lợn châu Phi đã ùa tới, làm chất sạch đàn nái 7 con, hiện, chỉ còn 10 con lợn thịt chờ xuất chuồng.
Nếu muốn tái đàn phải chờ bán hết lứa này, và tiếp tục phơi chuồng trại 6-7 tháng nữa mới tiến hành được.
Tiếp đến là đàn ngan 500 con, sau lũ bị dịch bệnh nhiều nên cũng chết gần hết, chỉ còn 100 con, dự kiến, 1 tháng nữa, vào dịp Tết Nguyên đán 2021 sẽ xuất chuồng, với giá khoảng 50 – 55.000 đồng/kg.
Ao cá 3 sào, luôn hàng năm luôn ổn định 3 tấn cá truyền thống, nay chỉ còn 1/2, rất may, không bị nhiễm bệnh, giá bán ổn định 24.000 đồng/kg (trước lũ 18 – 20.000 đồng/kg).
Ông Hiệu chăm sóc đàn gà ta kịp đón Tết Nguyên đán 2021.
Ngoài ra, trong vườn vẫn còn một số loại rau trồng sau lũ, phục vụ bữa ăn hàng ngày, và dịp Tết Nguyên đán sắp tới như: rau ngót, rau cải, khoai lang, củ nén, củ kiệu, ớt cay, cà chua
“Đáng giá nhất trong trang trại vào lúc này là đàn gà ta 3.000 con, dự kiến thu khoảng 200 triệu đồng (năm 2019 thu được 400 triệu đồng), nếu muốn vực dậy trang trại như năm 2019 thì còn rất nhiều khó khăn. Trước mắt, Tết Tân Sửu 2021 vẫn là một cái Tết kém vui, không riêng tôi, nhiều bà con trong huyện Lệ Thuỷ cũng như vậy” - ông Hiệu cho biết thêm.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.