Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, số lượng máy gặt từ các tỉnh TT-Huế, Nghệ An, Thanh Hóa không vào được trong khi hàng ngàn diện tích lúa Đông xuân trên địa bàn Hà Tĩnh đồng loạt chín rộ, cần thu hoạch.
Trong tâm trạng rối bời, lo lắng khi lúa đã bổ rạp, chín rục đầy đồng mà máy gặt vẫn chưa thấy đâu, bà Nguyễn Thị Mại, thôn Bắc Bình, xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà chia sẻ: “Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, máy máy gặt từ các tỉnh bạn không được vào, lúa làm 8 sào thì trận lốc xoáy kèm gió to đã làm gãy đổ mất 4 sào rồi. Giờ lúa chín đầy đồng, nếu thêm trận mưa nữa thì coi như mất trắng”.
Cùng tâm trạng bà Hồ Thị Lan xóm 6, thôn Trung Lạc, xã Thạch Lạc, huyện Thạch Hà cho biết: “Gia đình tôi làm 8 sào giờ lúa đã chín hết nhưng cả đồng chỉ có 1 cái máy gặt duy nhất. Tôi đã ngồi chờ ở đây hơn 4 tiếng đồng hồ để được gặt lúa nhưng đến giờ vẫn chưa tới lượt”.
Ông Nguyễn Kỳ Lưu, thôn Yên Bình, xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên cũng trong hoàn cảnh tương tự: gia đình làm 3 mẫu lúa, tất cả đều đang chờ được thu hoạch nhưng vì lượng máy quá khan hiếm nên dù đã cố hết sức nhưng gia đình tôi vẫn chưa thể gọi được máy gặt về, giờ chỉ sợ mưa xuống ngâm nữa thì cả mùa vất vả cố gắng chẳng còn gì.
Ông Lê Văn Thuận, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Thạch Hà cho biết: “Toàn huyện có 8.195 ha lúa, hiện tại đã thu hoạch được 25%. Mọi năm máy gặt liên hoàn được huy động từ miền Nam ra, năm nay không có”.
Trao đổi về vấn đề này, ông Dương Kim Huy, Chủ tịch UBND xã Thạch Tượng chia sẻ: Năm nay, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên các máy từ Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế… không thể về được, trong khi đó số lượng máy nội tỉnh lại rất ít, không thể đáp ứng hết nhu cầu của bà con hiện nay, dẫn đến tình trạng khan hiếm máy cục bộ.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, cộng với khó khăn chung của toàn tỉnh, lúa chín đại trà nên chúng tôi đã đồng thời khuyến cáo bà con nhân dân kết hợp, tận dụng cả biện pháp gặt thủ công và gặt máy để có thể kịp tiến độ thu hoạch với những ruộng lúa ngã đổ nhiều, gặt tay sẽ hạn chế được lượng lúa rơi rụng, đồng thời tiết kiệm thêm chi phí.
Hiện tại, với những ruộng lúa đứng thẳng giá máy gặt là 130 – 140 ngàn đồng/ sào, và 180 - 200 ngàn đồng/sào đối với lúa ngã đổ, ông Huy chia sẻ thêm.
Trước tình trạng khan hiếm máy, cộng với số lúa bị đổ rạp do trận lốc xoáy kèm mưa to thời gian vừa qua, mặc dù biết vất vả vì tất cả dụng cụ gặt thủ công hầu như không còn nữa, nhiều thôn, xóm giờ còn rất ít máy tuốt vì họ đã bán hết, nhưng vì tình hình chung, nhiều hộ gia đình phải gặt thủ công, thu hoạch trước những sào lúa ngã đổ, rút kinh nghiệm xanh nhà hơn già đồng, bà Nguyễn Thị Thanh thôn Bắc Bình, xã Tượng Sơn cho hay.
Nhằm tận dụng thời gian, tranh thủ từng giờ từng phút những cánh đồng có máy trước, nông dân Hà Tĩnh lại đội đèn tập trung gặt lúa vào ban đêm để kịp tiến độ thu hoạch và triển khai vụ Hè Thu. Việc thu hoạch ban đêm ngoài việc giúp người dân tránh được cái nắng, nóng gay gắt đầu mùa, giảm sự mệt nhọc, tăng năng suất lao động.
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh, đến ngày 12/5, toàn tỉnh đã thu hoạch được 10.930/59.429 ha (đạt 18,4%). Tập trung nhiều nhất ở các địa phương: Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Đức Thọ, Can Lộc… Theo đánh giá bước đầu, năng suất bình quân toàn tỉnh của vụ xuân 2021 dự kiến đạt 58 tạ/ha, cao hơn vụ xuân 2020 là 2,36 tạ/ha, cao nhất từ trước tới nay.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.