Ông Nguyễn Thế Thi, Phó chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) cho biết, ngày 29/6, toàn huyện có 191 điểm cân vải, 3.219 lò sấy đang hoạt động. Sản lượng tiêu thụ trong ngày đạt 6.250 tấn, luỹ kế, đến nay đã tiêu thụ là 139.799 tấn.
Giá bán dao động từ 12.000 - 27.000 đồng/kg; vải thu mua để sấy, ép nước từ 7.000-12.000 đồng/kg; giá bán vải sấy khô từ 45.000-60.000 đồng/kg.
Đến nay, 101.180,5 tấn vải thiều đã tiêu thụ trong nước, trong đó, tiêu thụ tại các chợ đầu mối phía Nam đạt 20.135 tấn; hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích 4.446 tấn; sàn thương mại điện tử, online 6.901 tấn; thị trường khác, sấy khô, chế biến đạt 69.698,5 tấn.
Tổng sản lượng vải xuất khẩu quả tươi đạt 38.818,5 tấn, trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường chính với 34.442,8 tấn. Xuất khẩu vải thiều khô đạt 12.516 tấn.
Các mặt hàng phụ trợ khác tương đối ổn định, đáp ứng đủ nhu cầu cho việc tiêu thụ vải thiều trong ngày như: xốp to có giá từ 28.000-30.000 đồng/thùng; giá xốp nhỏ từ 17.000 - 20.000 đồng/thùng; giá thùng nhựa 35.000 đồng/thùng. Giá đá cây tại các điểm cân từ 25.000-30.000 đồng/cây.
Ông Thi cho biết, hôm nay vải thiều vẫn được Công ty TNHH SXTM dịch vụ Rồng Đỏ thu mua 15 tấn tại xã Hộ Đáp xuất khẩu sang Singapo. Vải thiều Lục Ngạn được xuất sang nhiều thị trường khó tính ngoài Trung Quốc như: Nhật Bản, Astralia, Đức, Pháp, Hà Lan, các nước Đông Nam Á.
Theo báo cáo của Sở Công Thương tính đến chiều ngày 29/6, Bắc Giang đã tiêu thụ 210.405 tấn vải. Trong đó, tiêu thụ trong nước đạt 136.401 tấn, xuất khẩu 74.004 tấn. Giá bán vải trong ngày bình quân dao động từ 14.000 - 27.000đồng/kg; Giá vải thiều sấy khô giao động từ 40.000 - 55.000đồng/kg. |
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.