Thời điểm này, khoảng 70% diện tích vải của Lục Ngạn (Bắc Giang) đã trổ hoa và được chăm sóc tốt. Để đáp ứng chất lượng phục vụ xuất khẩu sang các thị trường khó tính, huyện đã và đang triển khai nhiều giải pháp về mặt kỹ thuật.
Năm 2022, diện tích vải thiều của huyện Lục Ngạn đạt hơn 15,7 nghìn hecta, sản lượng ước đạt gần 95,5 nghìn tấn. Trong đó, diện tích vải sớm gần 2,8 nghìn hecta, sản lượng hơn 20,8 nghìn tấn. Diện tích sản xuất vải theo tiêu chuẩn VietGAP là 12,7 nghìn hecta, vải GlobalGAP là 117ha.
Năm nay, huyện xây dựng mô hình vải sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ với quy mô 10 ha tại 2 xã Thanh Hải và Hộ Đáp. Đồng thời, thực hiện số hóa vùng sản xuất vải tập trung xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và Mỹ; xây dựng mô hình phun thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh, quy mô 200ha bằng thiết bị bay không người lái. Hỗ trợ kinh phí cấp Giấy chứng nhận VietGAP cho từ 60-70 ha, GlobalGAP cho 20 ha. Hỗ trợ giá thuốc bảo vệ thực vật và phân tích mẫu sản phẩm tại các xã Quý Sơn, Thanh Hải, Tân Sơn và Hộ Đáp trước khi xuất khẩu sang các thị trường cao cấp với diện tích 143 ha.
Cùng với đó, Lục Ngạn đã chỉ đạo rà soát cấp mới 3 mã số vùng trồng với diện tích 30 ha, nâng tổng số mã số vùng trồng năm 2022 lên 30 vùng để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và các thị trường khác có yêu cầu về mã số vùng trồng… Thời điểm này, khoảng 70% diện tích vải của Lục Ngạn đã trổ hoa và được chăm sóc tốt.
Kiểm tra về tình hình sản xuất vải thiều tại huyện Lục Ngạn mới đây, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu, huyện Lục Ngạn cần xây dựng phương án chi tiết, bảo đảm vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa sản xuất và tiêu thụ vải thuận lợi. Quan tâm tổ chức sản xuất vải thiều theo quy mô hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Hình thành và phát triển các chuỗi liên kết chặt chẽ trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Tăng cường tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến mở rộng thị trường, tăng sản lượng xuất khẩu.
Năm 2021, diện tích vải thiều của huyện Lục Ngạn đạt 15.450 ha, sản lượng đạt 144.826 tấn. Thị trường tiêu thụ nội địa đạt 51.298 tấn, sản lượng xuất khẩu đạt 93.528 tấn. Giá vải bình quân đạt 22.500 đồng/kg, tổng giá trị sản xuất đạt 3.259 tỷ đồng (tăng 407 tỷ đồng so với năm 2020), doanh thu từ các hoạt động, dịch vụ phụ trợ đạt khoảng 1.544 tỷ đồng.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…