Sau khi xuất hiện ổ dịch Covid-19, ngoài việc thần tốc khoanh vùng, truy vết, thực hiện giản cách xã hội theo quy định huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã triển khai các phương án hỗ trợ nhân dân thu hoạch, chế biến và tiêu thụ vải thiều.
Trao đổi với phóng viên Kinh tế nông thôn, ông Nguyễn Thế Thi, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết, sau khi có ổ dịch huyện đã thần tốc khoanh vùng, giản cách khu vực nghi ngờ có dịch, sau đó đưa các lực lượng đến lấy mẫu test nhanh, khu vực nào có F0 sẽ khoanh thật chặt, nếu không có sẽ nới lỏng, kiểm tra, giám sát ở mức độ vẫn tiêu thụ được vải. Đối với những nơi có nguy cơ, nguy hiểm sẽ không bán vải ra thị trường mà nhà nào có vải thì sấy tại chỗ.
Ông Thi cho biết thêm, do dịch Covid-19, việc tiêu thụ vải có giảm hơn nhưng vẫn tiêu thụ được. Tuy nhiên, vì thời vụ của quả vải chín nhanh, sản lượng lớn, thời gian thu hoạch khoảng 1 tháng nên cần lực lượng lao động, cũng như xe vận chuyển, bến bãi rất lớn mới đáp ứng được.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, UBND huyện Lục Ngạn đã triển khai phương án thực hiện các biện pháp hỗ trợ nhân dân thu hoạch, chế biến và tiêu thụ vải thiều trong tình hình tạm thời áp dụng biện pháp khoanh vùng, giãn cách xã hội.
Cụ thể, tại 12 xã gồm: Quý Sơn, Mỹ An, Tân Mộc, Tân Lập, Đèo Gia, Phượng Sơn, Nam Dương, Trù Hựu, Kiên Thành, Kiên Lao, Thanh Hải và thị trấn Chũ đang thực hiện biện pháp giãn cách xã hội thực hiện hình thức sấy khô vải; 17 xã còn lại vải thiều vẫn được tiêu thụ theo 02 hình thức sấy khô và bán tươi.
Tính đến hết ngày 23/6, Lục Ngạn đã tiêu thụ 96.106,28/120.000 tấn (còn hơn 23.000 tấn), với 3.027 lò sấy hoạt động, tổng sản lượng vải đã sấy của cả tỉnh Bắc Giang đạt 34.635 tấn (chiếm 21% tổng sản lượng). The đó, đối với các hộ có lò sấy thì sấy của gia đình mình và các hộ lân cận; những hộ không có lò sấy mà sản lượng vải còn nhiều thì liên hệ với các chủ lò sấy vải lớn để thuê sấy hoặc bán vải tươi cho các lò sấy.
Để bảo đảm công tác phòng dịch Covid-19, được an toàn huyện Lục Ngạn yêu cầu các chủ cơ sở sấy kinh doanh ký cam kết không mua hàng tại điểm kinh doanh mà tiến hành mua vải tại hộ gia đình thông qua giao dịch giữa hộ gia đình và chủ cơ sở kinh doanh. Các chủ cơ sở kinh doanh vải sấy chủ động bố trí phương tiện vận tải đến các hộ gia đình để thu mua, phải đảm bảo các điều kiện về phòng, chống dịch Covid-19; lái xe phải được test Covid-19, tuân thủ các điều kiện về 5K. Trường hợp chủ cơ sở không bố trí được phương tiện thì tổ vận tải của xã sẽ hỗ trợ phương tiện vận chuyển để thu mua hàng trên cơ sở thỏa thuận, thống nhất về chi phí giữa thành viên của tổ vận tải và chủ cơ sở kinh doanh.
Để vận chuyển, tiêu thụ vải thiều khô được thuận lợi, huyện Lục Ngạn thiết lập điểm tập kết trung chuyển. Vị trí địa điểm tập kết của 12 xã, thị trấn phải áp dụng biện pháp khoanh vùng: Quốc lộ 31, giáp ranh giữa xã Hồng Giang và thị trấn Chũ; chốt kiểm soát của huyện tại xã Phượng Sơn. Điểm trung chuyển của huyện: vị trí Quốc lộ 279, giáp ranh giữa xã Cấm Sơn, huyện Lục Ngạn và xã Quan Sơn, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn; chốt kiểm soát của huyện tại xã Phượng Sơn.
Các thương nhân thu mua vải thiều thuộc 12 xã, thị trấn phải áp dụng biện pháp khoanh vùng vẫn được tổ chức thu mua tại các điểm khác tại 17 xã còn lại trên cơ sở chấp hành đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch. Đối với 17 xã chưa thực hiện giãn cách xã hội tiếp tục tổ chức tiêu thụ bình thường. Trong trường hợp phải thực hiện giãn cách xã hội thì thực hiện phương án sấy như 12 xã đang thực hiện.
Qua đây, ông Nguyễn Thế Thi, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn đề nghị, các cơ quan báo chí tuyên truyền chính xác các tin bài liên quan đến tình hình tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn, đặc biệt là giá bán vải thiều, thị trường tiêu thụ. Vải thiều được tiêu thụ thuận lợi tại thị trường trong nước và xuất khẩu. Việc thông quan qua các cửa khẩu của tỉnh Lào Cai và Lạng Sơn hoạt động binh thường.
Cùng với đó, tiếp tục đưa tin, bài tuyên truyền về hình thức mua sản phẩm vải thiều thông qua các sàn thương mại điện tử Sendo (FPT), voso (viettelpost), Tiki-BigC/GO, Shopee, Lazada, Postmart (Vnpost) và dacsanlucngan.vn.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.