Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 28 tháng 8 năm 2020 | 20:0

Bắc Giang: Xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ vải thiều năm 2021

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu các cơ quan chức năng chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho công tác tổ chức sản xuất, chuẩn bị các điều kiện tiêu thụ vải thiều năm 2021.

64349051_1092578677619612_7305808669793320960_n.jpg
 Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu các cơ quan chức năng chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho tổ chức sản xuất, tiêu thụ vải thiều năm 2021.

 

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm những tồn tại của mùa vụ năm 2020, sớm xây dựng kế hoạch sản xuất cho mùa vụ năm 2021; duy trì ổn định tổng diện tích trồng vải thiều toàn tỉnh khoảng 28.000 ha.

Mở rộng diện tích theo tiêu chuẩn VietGAP, giữ nguyên diện tích vải thiều sản xuất theo quy trình tiêu chuẩn GlobalGA Pở những diện tích đã được cấp mã vùng, tiếp tục nghiên cứu nhân rộng mô hình sản xuất vải hữu cơ, sản xuất vải đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Nhật Bản, coi đây là định hướng cho quả vải những năm tiếp theo.

Phối hợp với các cơ quan của Bộ Nông nghiệp và PTNT, các viện nghiên cứu, các nhà khoa học tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cho quả vải và các sản phẩm nông sản của tỉnh nói chung đảm bảo các tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường theo tinh thần chỉ đạo tại Văn bản số 6336/VPCPKTTH ngày 04/8/2020 của Văn phòng Chính phủ.

Tăng cường kiểm tra, quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; xử lý nghiêm, triệt để các trường hợp sản xuất, kinh doanh các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng, các loại thuốc cấm không được sử dụng.

Sở Khoa học và Công nghệ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng của trung ương, các doanh nghiệp triển khai ứng dụng công nghệ bảo quản tiên tiến nhằm phục vụ cho xuất khẩu vải thiều tươi đến các thị trường xa, khó tính và tiềm năng. Tham mưu với UBND tỉnh triển khai ứng dụng công nghệ bảo quản sau thu hoạch nhằm kéo dài thời vụ, nâng cao giá trị kinh tế.

Sở Công Thương thực hiện đổi mới công tác xúc tiến tiêu thụ theo hướng kết hợp giữa hình thức trực tuyến và truyền thống, phù hợp với điều kiện, bối cảnh từng giai đoạn cụ thể. Tăng cường công tác xúc tiến theo hướng xã hội hóa, kết hợp giữa nhà nước và Hiệp hội doanh nghiệp, Hội sản xuất và tiêu thụ vải thiều, các doanh nghiệp, Hợp tác xã thực hiện.

Bám sát các Hiệp định mà Việt Nam đã ký kết và có hiệu lực để tham mưu với UBND tỉnh chương trình xúc tiến thương mại cụ thể cho từng thời điểm, từng thị trường, nhóm khách hàng.

Phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, các cục, vụ, viện của Bộ Công Thương để chủ động tiếp cận, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ, mở rộng kênh tiêu thụ trong và ngoài nước. Đặc biệt là phát triển thị trường nội địa, tạo sức tiêu thụ ổn định, phấn đấu năm 2021 giữ ở mức tỷ trọng chiếm 50% tổng sản lượng toàn tỉnh. Tiếp tục giữ vững thị trường xuất khẩu truyền thống, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, thúc đẩy tăng dần sản lượng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và các thị trường khác.

UBND các huyện chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo, hướng dẫn triển khai ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đặc biệt là quy trình sản xuất an toàn VietGAP và GlobalGAP, phát triển mở rộng các vùng sản xuất được cấp mã vùng trồng (trong đó chú trọng cho cây vải để đảm bảo điều kiện xuất khẩu sang thị trường cao cấp Mỹ, Nhật Bản... ).

Quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn đảm bảo chất lượng phục vụ sản xuất; bảo vệ quyền lợi cho người sản xuất cũng như an toàn cho sản phẩm. Xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng.

Bám sát Chương trình mỗi xã phường một sản phẩm (OCOP) của tỉnh để phối hợp với các doanh nghiệp, các hợp tác xã chủ động triển khai đóng gói, bao bì, tem nhãn hiệu hàng hóa, hình ảnh sản phẩm, từng bước chủ động tổ chức xúc tiến và hướng tới xã hội hóa trong lĩnh vực này.

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top