Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 18 tháng 7 năm 2024  
Thứ năm, ngày 8 tháng 8 năm 2019 | 20:52

Marketing, yếu tố then chốt giúp đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài

Hoạt động marketing xuất khẩu đang được doanh nghiệp quan tâm, là yếu tố then chốt giúp đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài.

Ngày 8/8, tại Hà Nam, Trung tâm Nghiên cứu phát triển thương hiệu làng nghề phối hợp với Sở Công thương Hà Nam tổ chức Hội thảo “Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, làng nghề Việt Nam”.

 Các đại biểu tham dự buổi hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, ông Hoàng Chính Nghĩa, Phó cục trưởng Cục Công Thương địa phương nhấn mạnh hoạt động marketing xuất khẩu là yếu tố then chốt giúp đưa các sản phẩm của Việt Nam đến với thị trường nước ngoài.
 
Bản chất của hoạt động marketing xuất khẩu là thích ứng với những thay đổi của các yếu tố môi trường bên ngoài với các chính sách marketing hỗn hợp của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
 
Do vậy, marketing xuất khẩu đòi hỏi phải có chiến lược và kế hoạch cụ thể, tổ chức thực hiện bài bản, linh hoạt theo sự thay đổi của thị trường.
 
Hội thảo lần này sẽ cung cấp cho các cơ sở công nghiệp nông thôn những thông tin, kiến thức về thị trường, cách nhận diện những sản phẩm dành cho xuất khẩu, giúp cơ sở công nghiệp nông thôn phân tích, xếp hạng thứ tự ưu tiên các thị trường tiềm năng để xây dựng kế hoạch marketing xuất khẩu sao cho phù hợp.
 
Tại hội thảo các đại biểu cũng đã trao đổi các nội dung liên quan đến vai trò của Nhà nước đối với phát triển sản xuất thủ công mỹ nghệ, làng nghề; nâng cao năng lực marketing xuất khẩu; năng lực marketing cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt Nam; những kinh nghiệm trong hoạt động marketing xuất khẩu; marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề với đối tác...
 
Theo ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam, Hội thảo được tổ chức với mục đích lắng nghe ý kiến trao đổi của các chuyên gia, nhà khoa học và những tâm tư, trăn trở của các nghệ nhân, cơ sở sản xuất làng nghề trong hoạt động marketing xuất khẩu ngành thủ công mỹ nghệ, làng nghề trong điều kiện hội nhập để đưa ra những phương hướng, giải pháp để ngành hàng phát triển bền vững, hội nhập sâu kinh tế khu vực và thế giới.

 Ảnh minh họa(nguồn internet)

Những ý kiến kiến nghị cũng như băn khoăn, thắc mắc của các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ làng nghề của các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hóa về cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với hoạt động marketing xuất khẩu, xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề; cách thiết kế sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động marketing xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ; giải pháp nâng cao năng lực tiếp cận, mở rộng thị trường... đã được đại diện Cục Công Thương địa phương, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam giải đáp.
 
 
 
Hà Nam
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

Top