Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 24 tháng 7 năm 2020 | 20:45

Miền Trung: Đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp

Nông nghiệp được xác định là một trong những trụ cột quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế tại miền Trung. Cùng với những chính sách hỗ trợ và khuyến khích các đơn vị, cũng cần nhận diện để xóa bỏ những rào cản, giúp ngành nông nghiệp vươn lên.

Nghệ An xây dựng 12 mô hình điểm về sản xuất, chế biến nông sản thực phẩm an toàn

Đó là mục tiêu được đưa ra tại lễ phát động “Nông dân Nghệ An sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn năm 2020” tại xã Nghi Long (Nghi Lộc) do Hội Nông dân tỉnh Nghệ An tổ chức.

 

bna_16035899_1072020.jpg
Tham dự lễ phát động có các đồng chí: Ngọc Kim Nam - Ủy viên BTV, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy; Dương Đình Chỉnh - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Phó Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh. 

Mục tiêu của đề án là cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước bằng những chương trình hành động của Hội về tuyên truyền vận động nông dân sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn. Qua đó, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức của nông dân trong toàn tỉnh về sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; nâng cao trình độ, kiến thức cho người nông dân, nhất là kiến thức sản xuất, chế biến nông sản thực phẩm; hình thành thói quen tiêu dùng nông sản thực phẩm an toàn trong nhân dân.

Theo đó, sẽ xây dựng 12 mô hình điểm về sản xuất, chế biến nông sản thực phẩm an toàn giai đoạn 2021 - 2023; Xây dựng 10 mô hình cửa hàng trưng bày, giới thiệu kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn nhằm hỗ trợ liên kết, tiêu thụ sản phẩm của các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp, làng nghề, trang trại, hộ gia đình tại các huyện, thành, thị.

Trước đây, toàn huyện Hương Sơn có hơn 40 mô hình nuôi thỏ quy mô từ 150 - 1.000 con nhưng do khí hậu khắc nghiệt, người nuôi chưa có kinh nghiệm về kỹ thuật chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh nên hiệu quả không cao. Từ đó, nghề nuôi thỏ chững lại.

Nông dân huyện miền núi Hương Sơn đầu tư lớn, "hồi sinh" nghề nuôi thỏ

Trước đây, toàn huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) có hơn 40 mô hình nuôi thỏ quy mô từ 150 - 1.000 con. Nhưng do khí hậu khắc nghiệt, người nuôi chưa có kinh nghiệm về kỹ thuật chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh nên hiệu quả không cao. Từ đó, nghề nuôi thỏ chững lại.

 

135d5100135t94616l0.jpg
Trước đây, do hiệu quả không cao nên nghề nuôi thỏ có phần chững lại nhưng nhiều người vẫn tâm huyết đầu tư phát triển. Ảnh: Báo Hà Tĩnh

 

Song, lúc này, một số mô hình nuôi lớn ở các xã như: Sơn Trung, Sơn Trà, Sơn Phú, Sơn Giang... vẫn duy trì và tiếp tục mở rộng quy mô. Ngoài ra, hàng trăm hộ dân trên địa bàn huyện vẫn đang nuôi thỏ kết hợp với các vật nuôi khác, trung bình, mỗi hộ nuôi từ 10 - 15 con thỏ nái để sinh sản.

Theo bà Uông Thị Kim Yến – Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hương Sơn, sau 1 thời gian chững lại, từ những mô hình hiệu quả tiếp tục được duy trì, người dân Hương Sơn đã và đang quay lại với nghề nuôi thỏ. Trên địa bàn toàn huyện hiện có khoảng 12.000 con thỏ được nuôi tại các mô hình riêng lẻ. Đây đang là nghề chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Quảng Bình: Đẩy mạnh đồn điền, đổi thửa gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

Sau 5 năm thực hiện chương trình hành động số 09-CTr/HU của BCH Đảng bộ huyện về “Dồn điền, đổi thửa gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi”, bộ mặt nông nghiệp, nông thôn huyện Quảng Trạch đã có những thay đổi. Hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng đang hoàn thiện, tình trạng manh mún ruộng đất không còn. Các địa phương đang dần hình thành những vùng sản xuất tập trung, chuyên canh theo hướng hàng hóa, đáp ứng mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp.

 

images673438_109563629_892149844606156_6739280090104379407_n.jpg
Việc chuyển đổi cây trồng giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân Quảng Trạch.

Ông Trần Quyết Thắng, Bí thư Đảng ủy xã Quảng Phương cho biết: "Cùng với việc tập trung thực hiện tốt công tác dồn điền đổi thửa, xã cũng đã chú trọng chuyển đổi các diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng hoa màu, trồng sen kết hợp nuôi cá, từng bước phát triển ngành nông nghiệp của xã theo hướng sản xuất hàng hóa".

Với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi bước đầu trên địa bàn huyện đã hình thành một số chuỗi sản xuất của các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào nông nghiệp có hiệu quả, như: HTX nông sản Trường Thủy, HTX Nam Hồng Quảng, HTX Hưng Loan..., nhiều sản phẩm nông nghiệp đã kết nối được với các thị trường ngoài tỉnh.

 

Công Ngọc
Ý kiến bạn đọc
Top