Gần đây, một số giống cây ăn trái như mít, chuối bán được giá cao, người dân đua nhau trồng mới loại cây này đang diễn ra. Cùng với đó, nông dân khu vực ĐBSCL dự kiến sẽ có thêm những giống lúa mới thích hợp trong các vùng hạn, mặn.
Gần đây, một số giống cây ăn trái như mít, chuối bán được giá cao, người dân đua nhau trồng mới loại cây này đang diễn ra. Cùng với đó, nông dân khu vực ĐBSCL dự kiến sẽ có thêm những giống lúa mới thích hợp trong các vùng hạn, mặn; quy hoạch lại vùng chăn nuôi để tránh câu chuyện cung vượt cầu là những thông tin nổi bật trong tuần qua.
Viện lúa ĐBSCL: Chuyển giao hai giống lúa mới OM18 và OM 9577
Viện Lúa ĐBSCL phối hợp cùng các ngành liên quan đã chuyển giao độc quyền hai giống lúa mới là “OM18 và OM 9577” cho Tập đoàn Lộc Trời. Hai giống lúa mới này, được các nhà chuyên môn thuộc Viện Lúa ĐBSCL chọn tạo và đưa vào khảo nghiệm từ năm 2011. Đây là hai giống lúa có những phẩm chất nổi trội, phù hợp để canh tác trong cả 3 vụ, thích hợp trồng cả trong các vùng hạn, mặn, phù hợp để sản xuất gạo chất lượng cao phục vụ xuất khẩu. Cả hai giống lúa mới đã được Bộ NN - PTNT công nhận vào năm 2017 và cho phép sản xuất thử tại các tỉnh ĐBSCL và Đông Nam bộ.
Cụ thể, OM 9577 là giống lúa cao sản, ngắn ngày (khoảng 100 - 107 ngày), cho năng suất cao, có khả năng chống chịu rầy nâu, đạo ôn và bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá. Có khả năng chống chịu mặn khoảng 4‰, tính thích nghi rộng và canh tác được các vụ trong năm. Giống OM 9577 có thể đưa vào cơ cấu canh tác để dần thay thế một số giống lúa đang trồng phổ biến tại những vùng nhiễm mặn. Đối với giống lúa OM18 có thể chống chịu mặn cao ở ngưỡng 3-4‰, chất lượng gạo tốt, đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu. Giống này kháng được sâu bệnh, cho năng suất cao và thời gian sinh trưởng ngắn.
Trước việc, khu vực ĐBSCL đang phải đối mặt với xu hướng nhiễm mặn gia tăng, gây thiệt lớn đối với sản xuất lúa trong vùng đã ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất cũng như tính bền vững trong sản xuất lúa ở ĐBSCL. Ngoài ra, hoạt động xuất khẩu gạo cũng đang đòi hỏi giống lúa chất lượng cao để nâng cao giá trị tăng thêm và thu nhập cho nông dân. Việc nghiên cứu, chọn tạo thành công 2 giống OM 9577 và OM18, đồng thời triển giao cho Tập đoàn Lộc Trời – một doanh nghiệp hàng đầu về phát triển mô hình cánh đồng lớn, cùng nông dân ra đồng… đưa vào sản xuất thực tế, nhân rộng, sẽ góp phần nâng cao chất lượng lúa gạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Cảnh báo việc người dân đua nhau trồng mới mít, chuối
Trong thời gian qua, việc giá mít Thái tăng cao kỷ lục, mang lại lợi nhuận cao, các nhà vườn tại các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang tiếp tục đổ xô trồng loại cây này. Cụ thể, giá mít Thái siêu sớm đạt mức giá cao, thương lái vào tận vườn thu mua mít loại I, giá từ 45.000 - 50.000 đồng/kg, còn mít loại II có giá hơn 40.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay, nhà vườn có thu nhập từ 50 đến 80 triệu đồng/xe mít.
Trước việc giá mít tăng kỷ lục, nhiều nhà vườn phá bỏ vườn cây đang cho trái để chạy tìm mua giống mít Thái siêu sớm về trồng. Thực trạng này dẫn tới giá cây giống cũng tăng nhanh, hiện có mức hơn 30.000 đồng/cây, tăng gấp hơn 3 lần trước đây nhưng nguồn cung cũng rất khan hiếm.
Hiện tượng nhà vườn ở ĐBSCL đổ xô trồng mít Thái, theo kiểu trồng cây ăn trái chạy theo phong trào, khi chưa có thị trường tiêu thụ ổn định sẽ tiềm ẩn nhiều hệ lụy. Bởi trước đây, có lúc giá mít Thái rớt chỉ còn còn 3.000-4.000 đồng/kg, lúc đó nhiều nông dân đã chán nản đốn bỏ loại cây ăn trái này.
Trong tình trạng tương tự, nếu như một năm trước, giá chuối già hương của nông dân phải bán rẻ như cho và để cho bò, dê ăn, nhiều cuộc “giải cứu” chuối đã được tiến hành. Tuy nhiên, thời gian qua, thương lái giành nhau mua khi cây chuối còn chưa trổ buồng, giá chuối liên tục tăng và dự báo tiếp tục “sốt giá” thời gian tới, người nông dân đang rầm rộ tăng diện tích trồng chuối.
Cụ thể, các thương lái Trung Quốc đến tận vườn đặt cọc mua chuối khiến giá chuối tăng liên tục. Đầu vụ, chuối được mua với giá từ 10.000 đồng/kg nhưng đến nay đã tăng lên 14.000 đến gần 15.000 đồng/kg. Tại các nhà vườn, thương lái đưa xe đến tận nơi, tổ chức cho nhân công thu hoạch rồi đóng thùng đưa thẳng sang Trung Quốc tiêu thụ.
Trước việc giá chuối tăng cao như năm nay, nhiều địa phương như Đồng Nai, Bình Dương, người nông dân đã đầu tư thêm diện tích trồng chuối, thậm chí có người đã phá bỏ vườn tiêu đang mất giá để chuyển sang trồng chuối. Tình trạng này khiến cho giá chuối giống hiện nay đã lên 8 ngàn đồng cây, nhưng phải đặt tiền trước mới có cây giống.
Việc người dân đổ xô trồng các loại cây này, báo động tình trạng cung vượt cầu. Cụ thể, tỉnh Đồng Nai là địa phương có diện tích trồng chuối lớn nhất cả nước với khoảng 7.000ha. Riêng diện tích trồng chuối già hương cấy mô là 650 ha. Năm 2016 diện tích chuối già hương chỉ khoảng 100ha đến năm 2017 diện tích này đã tăng hơn 600 ha và trong năm nay là khoảng 650ha với sản lượng bình quân 50 tấn/ha. Trong khi cơ quan quản lý cảnh báo việc trồng chuối theo phong trào như hiện nay sẽ dẫn đến dư thừa nguồn cung, dễ lập lại câu chuyện “giải cứu chuối” như năm trước song với việc giá chuối tăng cao như năm nay, người dân lại đua nhau tăng diện tích trồng chuối tiền ẩn rất nhiều rủi ro.
Đồng Nai: Điều chỉnh phát triển vùng chăn nuôi tập trung
Theo đó, UBND huyện Xuân Lộc hiện đang lập hồ sơ điều chỉnh vùng phát triển chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện nhằm có cơ chế hỗ trợ và khuyến khích để người chăn nuôi an tâm đầu tư phát triển. Trước đó, UBND huyện Xuân Lộc đã chấp thuận chủ trương về địa điểm cho 150 dự án đầu tư chăn nuôi trong vùng phát triển chăn nuôi của huyện. Trong đó, có 131 địa điểm chăn nuôi đã hoạt động ổn định (gồm 85 dự án nuôi heo, 44 dự án nuôi gà, 1 dự án nuôi bò và 1 dự án nuôi vịt), 90 dự án là do doanh nghiệp đầu tư và trên 40 dự án do cá nhân đầu tư chăn nuôi.
Được biết, hiện trên địa bàn huyện hiện có 225 trại chăn nuôi, gồm 120 trại nuôi heo với số lượng gần 287 ngàn con, 74 trại nuôi gà với gần 3,6 triệu con, 23 trại nuôi cút với 600 ngàn con, còn lại là các trại nuôi dê, bò các loại. Bên cạnh đó, nhiều hộ dân cũng chăn nuôi nhỏ lẻ để tăng thu nhập với số lượng tổng đàn bò hơn 18,3 ngàn con, đàn trâu gần 500 con, heo trên 340 ngàn con cùng với đàn gia cầm lên tới gần 5,8 triệu con. Do giá heo, gà thời gian qua không ổn định nên người chăn nuôi không yên tâm đầu tư, một số hộ để trống chuồng./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.