Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 2 tháng 4 năm 2019 | 10:34

Mít Thái tăng giá, nông dân ở Bà Rịa-Vũng Tàu thu lãi lớn

Sở dĩ giá mít Thái ở Bà Rịa-Vũng Tàu tăng cao, mít Thái loại 1 có giá từ 32.000-35.000 đồng/kg, là do thương lái Trung Quốc từ trước và sau Tết Nguyên đán bắt đầu mua hàng trở lại.

mit-thai.jpg

Thương lái thu mua mít Thái tại xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, để xuất đi Trung Quốc. (Ảnh: Hoàng Nhị/TTXVN)

 

Thời điểm từ trước và sau Tết Nguyên đán, giá mít Thái trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tăng ở mức cao kỷ lục, nhiềunông dân trồng mít Thái đã thu lãi cao.

Theo nhiều nhà vườn, nguyên nhân là do thương lái Trung Quốc tiếp tục gom hàng nên giá tăng mạnh.

Theo nhiều nhà vườn trồng mít Thái, thời điểm trước Tết Nguyên đán 1 tháng và sau Tết khoảng 1 tháng, giá mít Thái lên cao nhất, với giá từ 50.000-54.000 đồng/kg, loại ngon có khi nhà vườn bán được tới giá 56.000 đồng/kg mít loại 1 (từ 9,2 kg trở lên), mít loại 2 có giá từ 40.000-44.000 đồng/kg, mít loại 3 có giá từ 20.000-24.000 đồng/kg.

Hiện nay, mặc dù giá mít Thái đã hạ nhiệt nhưng mít Thái loại 1 vẫn có giá từ 32.000-35.000 đồng/kg.

Anh Nguyễn Thật, có 1,2ha trồng hơn 420 gốc mít Thái tại ấp Sông Xoài 1, xã Láng Lớn, huyện Châu Đức, cho biết năm nay, vườn mít Thái của anh liên tục bị ruồi vàng tấn công khiến quả bị hư hỏng nhiều, chỉ thu được 1/3 số quả trong vườn, với 10 tấn mít.

Tuy nhiên, năm nay do giá mít Thái cao kỷ lục nên vụ mít Thái này, anh thu về hơn 500 triệu đồng, sau khi trừ chi phí anh còn lãi khoảng 400 triệu đồng.

Anh Nguyễn Thật chia sẻ nếu mít không bị ruồi vàng đốt hư hỏng quả thì vườn của gia đình anh ước thu về 30 tấn mít.

Anh cũng cho biết thêm giá mít Thái năm ngoái cao nhất là từ 40.000-42.000 đồng, năm nay cao lập kỷ lục mới, khiến nhiều nông dân phấn khởi khi mà hàng loạt nông sản rớt giá.

"Tuy nhiên, việc ồ ạt trồng mít Thái siêu sớm mà không tuân thủ bất cứ quy trình nào của nhiều nhà vườn, cũng khiến bản thân chúng tôi lo ngại việc vỡ quy hoạch, rơi vào tình trạng như cây tiêu," anh Thật lo lắng nói.

Tương tự, anh Nguyễn Đình Thảo (thôn 3, xã Suối Rao, huyện Châu Đức) cho biết trong 10 năm trồng mít Thái, chưa bao giờ anh thấy giá lại tăng cao như hiện nay. Gia đình anh có 5 sào mít, mỗi vụ mùa cho thu hoạch từ 6-7 tấn.

Với giá bán như hiện nay, sau khi trừ chi phí, anh thu về trung bình từ 100-150 triệu đồng/vụ, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình.

Sở dĩ giá mít thái tăng cao là do thương lái Trung Quốc từ trước và sau Tết Nguyên đán bắt đầu mua hàng trở lại. Đặc biệt, nếu như trước đây, các thương lái chỉ đến những vườn chuyên canh mít, hoặc các vườn trồng xen canh với diện tích lớn thì nay các hộ trồng 50-100 gốc cũng được thương lái lùng sục gom mua.

Thời gian gần đây, do 2 năm liên tiếp giá mít Thái liên tục tăng cao nên nhiều nhà vườn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu liên tục mở rộng diện tích.

Ông Lê Quý Thịnh, Phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Đức, cho biết nếu như toàn huyện Châu Đức năm 2018 có khoảng 220ha mít Thái thì đến nay, diện tích đã lên tới 348ha, tập trung ở một số xã như Suối Rao, Suối Nghệ, Đá Bạc, Xuân Sơn...

Năm nay, do thương lái Trung Quốc thu mua trở lại nên giá mít tăng mạnh, mang lại thu nhập cao cho người trồng. Tuy nhiên, người nông dân cần rút kinh nghiệm từ những năm trước, không nên mở rộng diện tích trồng theo biến động của giá. Chỉ trồng thêm diện tích nhỏ, trồng bổ sung do những gốc cũ đã hư hỏng hoặc cây đã quá già cỗi.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, đến nay, toàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có hơn 529ha diện tích trồng mít, cho thu hoạch là 454ha.

Sản lượng hơn 10 tấn/ha, sản lượng bình quân đạt 4.600 tấn/năm, trong đó có đến 60% là diện tích mít Thái siêu sớm./.

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top