Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 4 tháng 10 năm 2019 | 14:27

Mở rộng TT cho SP đặc trưng: Tăng sức kết nối và điểm nhấn văn hóa

Ngoài việc đẩy mạnh kết nối thị trường, xúc tiến thương mại, mỗi sản phẩm đặc trưng vùng miền cũng cần được tạo điểm nhấn, tạo sự khác biệt so với các sản phẩm đồng dạng khác nhằm thu hút khách hàng.

tr7.jpg
Trong khi đó, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà sản phẩm cam sành Hà Giang có những thời điểm rất khó tiêu thụ.

Theo các đại biểu tham dự Hội thảo “Thương mại kết nối thị trường cho sản phẩm đặc trưng vùng miền và Giao thương tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn năm 2019”, ngoài việc đẩy mạnh kết nối thị trường, xúc tiến thương mại, mỗi sản phẩm đặc trưng vùng miền cũng cần được tạo điểm nhấn, tạo sự khác biệt so với các sản phẩm đồng dạng khác nhằm thu hút khách hàng.

OCOP, điểm sáng Quảng Ninh

Ông Lê Hồng Giang, Phó giám Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh, cho biết, Quảng Ninh là tỉnh đi đầu trong việc xây dựng triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đến tháng 9/2019, tỉnh có 164 đơn vị tham gia với 412 sản phẩm OCOP, 196 sản phẩm đạt sao. Đây là những sản phẩm đặc trưng vùng miền có thế mạnh, mang thương hiệu của Quảng Ninh, là món quà đặc trưng vùng miền cho khách du lịch, sản phẩm tin cậy của người dân, là nguồn hàng để xúc tiến thương mại trong tỉnh và xuất khẩu tại chỗ, hạn chế hàng hóa không rõ nguồn gốc... 

Theo ông Giang, OCOP đã tạo việc làm, tăng thu nhập, là giải pháp thoát nghèo bền vững và được Trung ương  triển khai nhân rộng trên phạm vi toàn quốc.

Hiện, Quảng Ninh đã hình thành hệ thống chuỗi 29 trung tâm, cửa hàng, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP; tổ chức 2-3 hội chợ OCOP thường niên cấp tỉnh hàng năm, tổ chức các chương trình kết nối tiêu thụ sản phẩm và trực tiếp kết nối các sản phẩm có thế mạnh của tỉnh vào hệ thống kênh phân phối hiện đại như: Big C, Vinmart...

Quảng Ninh đã ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp. Cụ thể, doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng hỗ trợ 3-5 triệu đồng/tháng, trong 12 tháng, khi tham gia vào chuỗi phân phối sản phẩm; hỗ trợ 50% chi phí xây dựng và không quá 100 triệu đồng khi mở cửa hàng, gian hàng bán sản phẩm nông sản an toàn của tỉnh...

Đối mặt nhiều khó khăn

Bà Nguyễn Thị Thu, Phó chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới và giảm nghèo tỉnh Bắc Kạn, cho biết, đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh chiếm 86%  tổng dân số, khoảng 230.000 người. Trong đó, 95% hộ nghèo đa chiều là người dân tộc thiểu số. Đa số người dân thiếu tự tin trong thiết lập kế hoạch sản xuất và thực hiện các hoạt động sinh kế. Thiếu kỹ năng quản lý, vận hành tổ nhóm, thiếu thông tin về thị trường, chưa có sự kết nối với các đối tác có liên quan trong chuỗi giá trị, và khó tiếp cận nguồn vốn. Đó là khó khăn rất lớn.

Để tháo gỡ những khó khăn vừa nêu, Bắc Kạn đã có nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có việc triển khai OCOP. Đến nay, đã có 56 tổ chức, cá nhân tham gia với 76 sản phẩm đăng ký, trong đó có 32 sản phẩm đã được gắn sao. Bên cạnh đó, tỉnh cũng tổ chức nhiều hoạt động kết nối, tham gia các hoạt động trong tỉnh và các tỉnh bạn. Thu nhập của các tổ chức kinh tế tăng 1,5 – 2 lần.

Ông Lê Hồng Giang cho biết, nếu không nắm bắt, dự báo kịp thời xu hướng phát triển của thị trường, sản phẩm dễ bị rơi vào tình trạng lạc hậu. Bên cạnh đó, chúng ta phải đối mặt với ngày càng nhiều hơn các hành vi gian lận thương mại ngày càng tinh vi; các “bẫy” tài chính, thương mại và các hình thức cạnh tranh không lành mạnh khác.

Theo Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), toàn quốc hiện có trên 800 sản phẩm nông - lâm - thủy sản có uy tín phân bổ trên 720 địa phương. Tuy nhiên, mới chỉ có 60 nông sản đăng ký bảo hộ thành công dưới dạng chỉ dẫn địa lý và khoảng 160 nhãn hiệu được đăng ký xác lập quyền và được bảo hộ pháp lý cho các đặc sản trên.

Giải pháp nâng cao giá trị sản phẩm

Ông Nguyễn Văn Hội, Viện trưởng viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương (Bộ Công Thương), cho biết, nhiều mặt hàng có chất lượng, có thương hiệu nhưng sản lượng rất ít, lại mang tính mùa vụ, đây là khó khăn, thách thức. Một trong những giải pháp là tạo ra sự liên kết, liên kết ở các xã, phường, liên kết nhiều huyện, nhiều tỉnh, nhiều vùng với nhau. Doanh nghiệp cũng cần có sự liên kết, chia sẻ kinh nghiệm để cung cấp ra thị trường lượng sản phẩm ổn định.

Ở vùng sâu, vùng xa, cần có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, không chỉ đầu tư ở khâu phân phối mà cả gia công, chế biến. Từ đó nâng cao chất lượng, thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm. Cùng với đó, người sản xuất cần quan tâm tới truy xuất nguồn gốc, đáp ứng tất cả các tiêu chí, tiêu chuẩn từ sản xuất đến bàn ăn.

Theo ông Hoàng Văn Dự, Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT), các sản phẩm vùng miền cần phải sản xuất sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; phải cải tiến bao bì, nhãn mác, có đầy đủ thông tin nhận diện. Đặc biệt phải được phân phối, bán ở các kênh hiện đại. Chúng ta phải tìm ra sản phẩm đặc trưng, tạo sự khác biệt để tập trung tuyên truyền, quảng bá, tạo điểm nhấn cho sản phẩm.

Trong khi đó, ông Lê Hồng Giang kiến nghị, để doanh nghiệp lớn mạnh cần có chính sách hỗ trợ. Đặc biệt là, tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh, các HTX phát triển thành doanh nghiệp, gắn với ứng dụng khoa học công nghệ.

Bà Nguyễn Thị Thu cho rằng, do trình độ và tư duy hạn chế, đồng bào dân tộc thiểu số cần sự hỗ trợ của các chuyên gia đồng hành truyền thụ những kỹ năng, kiến thức cơ bản nhất để vun đắp cho những sáng kiến giảm nghèo của cộng đồng dân tộc thiểu số, nâng cao năng lực thực hiện trong phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân, xóa đói giảm nghèo.

Theo ông Vũ Hòa, Giám đốc chuỗi cửa hàng Đồng Quê, để sản phẩm đặc trưng vùng miền có thể tiếp cận các kênh phân phối, phải đảm bảo các yêu cầu về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, có chứng nhận công bố phù hợp an toàn thực phẩm do Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm cấp. Bên cạnh đó, thông tin trên  bao bì phải ghi rõ thành phần, tỷ lệ phối trộn, hướng dẫn sử dụng, có mã truy xuất nguồn gốc…

Ông Vũ Hòa cho rằng, mỗi sản phẩm đặc trưng vùng miền nên có câu chuyện riêng để tạo điểm nhấn, tạo sự khác biệt so với các sản phẩm đồng dạng khác, từ đó, sẽ tạo và tăng cảm xúc mua hàng của khác hàng. “Câu chuyện sản phẩm” nên viết thật ngắn gọn, phải gắn liền với nét đặc trưng nổi bật của vùng miền đó về văn hóa, ẩm thực, hoặc nguồn gốc ra đời. Nghệ thuật thiết kế bao bì và đóng gói sản phẩm đặc trưng vùng miền cũng là vấn đề mà các địa phương, doanh nghiệp cần chú ý đến.

“Thiết kế bao bì cho sản phẩm đặc trưng vùng miền nên gắn với nét văn hóa của dân tộc, vùng miền đó để tạo cảm xúc tò mò, trải nghiệm đối với khách hàng. Thiết kế bao bì không nên quá nhiều màu sắc, điều quan trọng là phải làm nổi bật được thông điệp muốn truyền tải tới khách hàng”, ông Vũ Hòa nhấn mạnh.

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

  • HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Top