Với thời gian sinh trưởng ngắn, từ 45 – 65 ngày (tùy mùa vụ), cây sinh trưởng và phát triển mạnh, kháng được nhiều loại sâu bệnh, giống lê Phù Sa siêu ngọt được vợ chồng anh Nguyễn Đình Minh (xã Hưng Đông, TP Vinh, Nghệ An) lựa chọn để phát triển kinh tế.
Nắng mùa hạ, giữa thành phố, ruộng dưa lê xanh mướt của gia đình anh Nguyễn Đình Minh tại xóm 4 Hưng Đông, TP. Vinh làm dịu đi cái oi bức của những cơn gió Lào.
Mùa dưa lê đến, những quả lê nặng hơn chừng 1kg là thứ quả giải nhiệt mùa hè nóng bức nơi này. Anh Nguyễn Đình Minh cho biết: “Gia đình tôi trồng lê được 2 năm rồi, với diện tích 2ha, ngoài ra, chúng tôi còn trồng xen dưa lê và dưa đỏ, sau mỗi mùa, trừ hết chi phí gia đình cũng thu về 50 triệu đồng”.
Giống dưa này có thể trồng được quanh năm. Hoa cái của cây vẫn tồn tại cả nhị đực, do đó cây rất dễ thụ phấn và đậu quả cao, quả đồng đều, quả non có màu xanh, khi chín chuyển sang màu trắng lẫn ít màu vàng nhạt, thơm và rất ngọt, hình thức quả đẹp, có trọng lượng trung bình khoảng 0,5 – 1 kg/quả nên dễ tiêu thụ.
Anh cho biết, từ lúc trồng đến khi thu hoạch khoảng 60 ngày, hoa cái tàn đến khi quả chín khoảng 30 – 35 ngày, lúc này quả dưa có màu trắng sáng (bạch lê). Thời gian cho thu hoạch rộ khoảng 10 – 20 ngày. Thu hoạch dưa xong cần xếp dưa ở nơi thoáng mát khoảng 1 – 2 ngày để tăng phẩm chất và hương vị dưa lê”.
“Với giống lê Phù Sa, dễ trồng, thích hợp với thổ nhưỡng nơi này, quả to, năng suất lớn, ăn vào giòn, ngọt lịm, màu lại đẹp nên gia đình chúng tôi chọn giống này đề canh tác”.
Có những hôm, gia đình chúng tôi còn không kịp thu hoạch để bán cho những khách đi đường. Bình thường, dưa được các thương lái đến tận ruộng để thu mua, giá năm nào cũng ổn định: 25.000đ/kg.
Được biết, trồng cây dưa lê không khó, trước hết ta ngâm hạt trong nước sạch 2 giờ, nhiệt độ thích hợp tốt nhất cho nảy mầm là 28-32oC, sau đó cho vào khăn ẩm ủ khoảng 24-36h hạt nẩy mầm. Ươm cây trong khay ươm với thời gian 10-14 ngày, khi cây xuất hiện lá thật thứ 2 thì tiến hành đi trồng. Hạt giống ngâm nước sạch trong 4 giờ, sau đó ủ 24 giờ, khi hạt nẩy mầm thì gieo vào bầu đất 1 hạt/bầu. Sau khi gieo từ 8 - 10 ngày, khi cây có 1 - 2 lá thật thì có thể đem trồng. Trồng bò trên mặt đất, lượng giống từ 400 - 500 gram/ha. Cây cách cây 0,5cm, hàng cách hàng 4m.
Theo anh Minh, để dưa sinh trưởng và phát triển tốt, chất lượng quả ngon, ngọt thì ngoài việc chú trọng về phân bón cần phòng trừ chuột và các loại sâu bọ bằng việc phủ kín nilon bảo vệ hay đánh luống cao. Khi cây dưa phát triển đủ 6-8 lá thì ngắt ngọn thường xuyên để quả sai, đều, đẹp.
Anh tâm sự, tuy mới trồng được hai năm, nhưng so với trồng các loại rau màu khác thì dưa lê phù sa siêu ngọt có thời gian sinh trưởng ngắn ngày hơn, không tốn nhiều công chăm sóc, giá bán lại cao hơn. Nếu trồng từ cuối tháng 3 âm lịch thì đến đầu tháng 5 âm lịch là có thể bắt đầu thu hoạch và chỉ thu trong 1-2 tuần là hết, có thể tận dụng đất để trồng tiếp các loại cây khác.
Do có vị ngọt mát, thơm ngon đặc trưng, giúp giải nhiệt trong mùa nắng nóng nên dưa phù sa siêu ngọt được thị trường ưa chuộng, dễ tiêu thụ.
Người dân nơi đây xác định trồng dưa lê để có thêm việc làm, thêm thu nhập, bởi dưa lê không đòi hỏi cao về đầu tư, kỹ thuật trồng, chăm sóc. Trồng dưa lê cũng cho năng suất và giá bán cao hơn các loại hoa màu khác, nên vài năm gần đây, nhiều người dân đã chuyển sang trồng dưa lê.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.