Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 24 tháng 8 năm 2018 | 16:4

Mùa na Ba Sao sản lượng thất thu, trung bình đạt 250 triệu đồng/ha

So với mọi năm, sản lượng na chính vụ ở Ba Sao (Kim Bảng - Hà Nam) năm nay giảm ít nhất 30%. Vườn na nào được chăm sóc tốt, cây to cho thu hoạch trên 300 triệu/ha. Tính trung bình mỗi hecta na cho thu 250 triệu đồng một vụ.

Hà Nam: Mùa na Ba Sao sản lượng thất thu 30%

So với mọi năm, sản lượng na chính vụ ở Ba Sao (huyện Kim Bảng) năm nay giảm ít nhất 30% . Nguyên nhân chính do thời tiết nắng nóng kéo dài hồi tháng 6, đúng thời điểm na đang quả non. Toàn thị trấn Ba Sao hiện trồng 190ha, cây na qua nhiều năm trở thành cây đặc sản của vùng đất này.

Ông Nguyễn Quyết Thắng, Phó Chủ tịch UBND Thị trấn Ba Sao cho biết, diện tích trồng na của địa phương đến thời điểm này lên tới 190 ha, tập trung ở 4 khu dân cư số 5, số 6, số 7, số 8. Nhà trồng nhiều cũng gần chục ha, nhà trồng ít cũng từ 1,5ha đến 2ha. 

Vườn na nào được chăm sóc tốt, cây to cho thu hoạch trên 300 triệu/ha. Tính trung bình mỗi hecta na cho thu 250 triệu đồng một vụ. Mỗi năm hai vụ na, một vụ chính và một vụ nghịch (vụ phụ). Vụ chính sẽ cho thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 8 âm lịch. Vụ nghịch bắt đầu từ giữa tháng 8 trở đi, tùy vào thời tiết mỗi năm.

“Năm nay sản lượng na kém hơn năm ngoái, không như dự báo cách đây hai tháng. Thời tiết khắc nghiệt quá, cả tháng 6 nắng đỏ trời, nhiệt độ lên tới hơn 40 độ, na cháy hết quả. Sau đó lại mưa cả tháng 7, những quả na cháy rụng xuống đầy gốc. Hôm đoàn lãnh đạo thị trấn đi khảo sát, bà con trồng na kêu than giảm 50% sản lượng so với năm ngoái. Thị trấn sẽ đánh giá kỹ thiệt hại này, chắc chỉ hơn 30% thôi. Nếu năm ngoái mỗi ha na thu từ 250 đến 300 triệu thì năm nay giảm còn gần 200 triệu. Tuy nhiên, nhà nào làm tốt vẫn có được trên 200 triệu/ha đấy,” ông Nguyễn Quyết Thắng, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Ba Sao chia sẻ.

10.jpg
Phân loại na chuẩn bị cung cấp cho thị trường. (Ảnh minh họa)

 

Hưng Yên: Đặc sản tiến Vua nhãn lồng "đổ bộ" Ecopark

Hưng Yên được mệnh danh là kinh đô của các loại nhãn, với những trái nhãn lồng thơm mọng, giòn dai, hương vị ngọt ngào ít nơi nào sánh bằng. Từ xa xưa, loại quả này đã nổi tiếng với tên gọi cao quý “vương gia chi quả” và huyền thoại tiến Vua lưu truyền mãi theo thời gian. Nhãn lồng Hưng Yên mọc thành từng chùm trĩu trịt, vỏ quả màu vàng nâu tự nhiên, cùi dày, có múi vân, ráo nước. Khi bóc một lớp vỏ mỏng láng, để lộ lớp cùi nhãn dày trắng trong. Ăn có vị ngọt mát vừa phải, cùi nhãn giòn, tỏa hương thơm dịu hiếm có.

Một số giống nhãn Hưng Yên nổi tiếng như nhãn Hương Chi, đường phèn, T6, Miền Thiết chiếm khoảng 60% sản lượng toàn tỉnh sẽ được giới thiệu và bày bán tại phiên chợ này. Đặc biệt, nhãn Miền Thiết từ một giống hiếm nay đã được trồng đại trà vì vị ngon đặc biệt, thơm mát, năng suất rất cao và ổn định, lại chống chọi sâu bệnh tốt…

Mục tiêu của chương trình nhằm đẩy mạnh tiêu thụ, đồng thời quảng bá và phát triển thương hiệu Nhãn lồng Hưng Yên – đặc sản có tiếng lâu đời của tỉnh đã được cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý từ Cục Sở hữu trí tuệ năm 2017. Đây cũng là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp địa phương gặp gỡ, tìm kiếm đối tác, kết nối cung cầu cho sản phẩm nhãn lồng chính gốc Hưng Yên cũng như các sản phẩm nông sản khác của tỉnh.
 
Bên cạnh đó, các hộ, hợp tác xã sản xuất nhãn trong tỉnh không ngừng học tập kinh nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các khâu lựa chọn, cải tạo giống, áp dụng quy trình sản xuất VietGap, bảo đảm an toàn thực phẩm góp phần nâng cao giá trị kinh tế và uy tín của nhãn lồng  Hưng Yên với thị trường. “Tiếng lành đồn xa”, hầu hết nhãn khi thu hoạch được các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh hoa quả, hệ thống siêu thị uy tín tiêu thụ và khách đến tận vườn mua.
Trong phiên chợ Nhãn lồng tại Ecopark trong hai ngày 25 và 26/8, 50 gian hàng của 10 huyện, thành phố trong tỉnh sẽ được giới thiệu đến đông đảo những người yêu thích hương vị món sản vật bình dị mà cao quý này. Trong đó, gồm hơn 30 gian hàng trưng bày, bán nhãn tươi của các hợp tác xã, trang trại, nhà vườn và 20 gian hàng trưng bày, bán các loại nông sản, sản phẩm nông nghiệp đã qua chế biến, hàng thủ công mỹ nghệ nổi tiếng của Hưng Yên. Bên cạnh nhãn, còn có một số sản vật địa phương như cây nghệ huyện Khoái Châu, ổi Văn Giang, thanh long ruột đỏ Kim Động… cũng được bày bán tại phiên chợ.
6.jpg
Ảnh minh họa. 

 

Hải Dương: Xác định 10 sản phẩm nông nghiệp chủ lực
 
UBND tỉnh Hải Dương đã xác định 10 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh để tập trung đầu tư phát triển gồm lúa, su hào, cà rốt, hành củ, vải thiều, ổi, cải bắp, su lơ, gà, lợn, cá rô phi. Trong đó, có 3 sản phẩm có thể tham gia vào nông sản chủ lực quốc gia là lúa gạo, rau quả (su hào, hành củ, cà rốt, vải thiều) và lợn.

Việc xác định nông sản chủ lực là cơ sở để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tạo ra các sản phẩm đồng đều về mẫu mã, chất lượng, đáp ứng nhu cầu chế biến, xuất khẩu. Từ đó giúp nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.
 
 
7.jpg
Vải thiều Thanh Hà là đặc sản nổi tiếng của Hải Dương. (Ảnh: IT)

 Thanh Hóa: Công bố hợp quy 155 sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp

Từ tháng 1 đến ngày 16-8-2018, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiến hành rà soát chất lượng và công bố hợp quy 155 sản phẩm, hàng hóa trong lĩnh vực nông nghiệp. Các sản phẩm được công bố hợp quy, như phân bón 78 sản phẩm, thức ăn chăn nuôi 76, bột cá 1 sản phẩm.

Việc công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa, quy trình sản xuất,... phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật đã được quy định là thủ tục bắt buộc thực hiện nhằm bảo đảm sản phẩm đạt yêu cầu về chất lượng, an toàn với môi trường và sức khỏe của người tiêu dùng. Đồng thời, bảo đảm uy tín, chất lượng của doanh nghiệp, quyền và lợi ích của người tiêu dùng, tạo sự yên tâm của người tiêu dùng khi sử dụng các sản phẩm đã được công bố hợp quy trên thị trường.

8.jpg
Sản phẩm phân bón của Công ty CP Thiên Nông Thanh Hóa. (Báo Thanh Hóa)

 

Bắc Ninh: Tiên Du có 621 cơ sở nuôi trồng thủy sản

Huyện Tiên Du hiện có 621 cơ sở nuôi trồng thủy sản với diện tích hơn 406ha, trong đó, 576 cơ sở nuôi cá thịt có diện tích 396ha, 45 cơ sở nuôi cá gống có diện tích 10ha.

Các mô hình nuôi cá lồng trên sông tiếp tục phát triển, 6 tháng đầu năm 2018, toàn huyện có 7 hộ nuôi cá lồng trên sông, tăng 2 hộ so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, xã Cảnh Hưng 5 hộ nuôi với 229 lồng; xã Tân Chi 2 hộ nuôi với 40 lồng.

Thời gian qua, công tác khử trùng, cải tạo, vệ sinh ao nuôi được nông dân trong huyện xử lý thường xuyên sau khi thu hoạch, cùng với đó, giá bán các loại sản phẩm thủy sản tăng giúp người dân yên tâm nuôi trồng thủy sản. Công tác hướng dẫn về kỹ thuật chọn giống, cách thả cá, chăm sóc và sử dụng các loại thuốc đề phòng và trị bệnh cho thủy sản được Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Trạm khuyến nông huyện thực hiện thường xuyên ở các xã có diện tích nuôi trồng lớn.

Theo Chi cục thống kê huyện Tiên Du, trong 6 tháng đầu năm, sản lượng cá  đạt 1.483 tấn, tôm các loại đạt 7 tấn, thuỷ sản khác đạt 50 tấn, sản lượng cá giống đạt 16 triệu con.

9.jpg
Mô hình nuôi cá nước ngọt của gia đình ông Lê Đắc Vinh, thôn Thượng, xã Cảnh Hưng. (Ảnh: Ngọc Hải)./.

 

Thanh Tâm
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top