Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 9 tháng 12 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 30 tháng 6 năm 2018 | 23:37

Thị trường nông nghiệp ĐBSH: Giá lợn giống cao, thận trọng tái đàn

Chăn nuôi lợn vẫn được xác định là một trong những hướng đi chủ lực đối với sản xuất nông nghiệp. Việc đầu tư tái đàn là tất yếu của người chăn nuôi. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, người dân cần tính toán kỹ khi quyết định tái đàn sao cho hợp lý.

Hà Nam: Giá lợn giống tăng cao, thận trọng khi tái đàn

Tìm hiểu tại xã Hoàng Tây (Kim Bảng - Hà Nam), một trong những xã đang phát triển chăn nuôi lợn khá mạnh trở lại trong thời gian gần đây được biết, hiện đàn lợn của xã đã đạt gần 9.000 con, bằng trên 70% tổng đàn giai đoạn cao điểm giữa năm 2016. Trong đó, đàn lợn thịt 6.000 con, lợn nái hơn 2.900 con. Nhiều hộ gia đình trước đây để trống chuồng hoặc giảm số đầu lợn khi giá lợn hơi xuất chuồng xuống thấp, nay quay lại chăn nuôi. 

Xã Hoàng Tây có đến 70% số hộ dân chăn nuôi lợn. Trước đây, đàn lợn nái của xã có hơn 4.000 con, cung cấp nguồn con giống cho nhiều nơi trong tỉnh. Tuy nhiên, khi giá lợn thịt xuống thấp người dân đã thải loại và phá đàn khá nhiều. Vì vậy, hiện nay khi chăn nuôi phát triển trở lại nguồn lợn giống khan hiếm và giá khá cao, bình quân mỗi con lợn giống có trọng lượng 6,5 - 7 kg, tại xã khoảng 800 nghìn đến 1 triệu đồng, gần bằng với lúc giá lợn cao nhất. 

Theo ông Vũ Văn Khuynh, Giám đốc HTXDVNN Hoàng Tây, nhu cầu phát triển chăn nuôi đang đẩy giá lợn giống tại xã lên cao. Thực tế, đầu tư con giống như hiện nay khá bấp bênh do chi phí lớn. Chúng tôi đã khuyến cáo người dân không tái đàn ồ ạt.

a.jpg
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

 

Cũng như Hoàng Tây, giá lợn giống hiện nay đang lên khá cao kể cả lợn sản xuất trong hộ dân và của các doanh nghiệp. Trung bình mỗi con lợn giống nuôi trong hộ dân trọng lượng 6 - 7 kg giá khoảng 900 nghìn đến 1 triệu đồng. Những nơi chăn nuôi nhiều như các xã Hưng Công, Bồ Đề, Ngọc Lũ (Bình Lục), lợn giống đã ở mức 1,1 - 1,2 triệu đồng/con. Lợn giống được sản xuất tại các công ty cao hơn từ 100 - 200 nghìn đồng/con cùng trọng lượng. 

Tại Công ty Dabaco Hà Nam (xã Nhân Chính, Lý Nhân), một trong những doanh nghiệp cung cấp nguồn lợn giống chất lượng cho nuôi lợn thịt trong tỉnh đang xuất bình quân khoảng 2.000 con lợn giống/ tháng cho các hộ nuôi tại khu vực Bình Lục, Lý Nhân… 

Được biết, lợn giống xuất tại trại của doanh nghiệp đang ở mức 1,4 triệu đồng/con trọng lượng 6,5 kg. Ông Lưu Văn Tráng, Giám đốc Công ty Dabaco Hà Nam cho biết: Khoảng 2 tháng trở lại đây nhu cầu mua lợn giống của người dân tăng lên. Lượng lợn giống doanh nghiệp xuất bán tăng lên khá nhiều so với cuối năm 2017 và mấy tháng đầu năm 2018. Mặc dù nhu cầu mua lợn giống tăng nhưng chúng tôi vẫn bảo đảm đủ nguồn cung cho người dân đến mua tại doanh nghiệp.

Giá lợn thịt hiện nay đã tăng lên 48 - 50 nghìn đồng/kg, có lúc lên 52 nghìn đồng/kg. Tuy nhiên, giá cả vẫn chưa ổn định, chủ yếu vẫn là cung cấp cho thị trường nội địa. Như vậy, không thể khẳng định chắc chắn giá lợn thịt sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong thời gian tới, nhất là hiện nay người dân đang đẩy mạnh việc tái đàn. Do đó, người dân cần thận trọng tính toán kỹ việc tái đàn. Với con giống cần lựa chọn bảo đảm chất lượng và sạch bệnh, có nguồn gốc rõ ràng. Như vậy, chăn nuôi lợn của người dân mới bảo đảm ổn định và hiệu quả.

Hải Dương: Giá thóc nếp tăng cao

Hiện nông dân trong tỉnh Hải Dương đang bán thóc nếp tươi với giá từ 8.000-9.000 đồng/kg, cao hơn từ 3.000-4.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước. Nông dân thu lãi từ 1,5-1,7 triệu đồng/sào. Nguyên nhân do nhu cầu sử dụng gạo nếp làm nguyên liệu chế biến tăng cao. Nhiều diện tích gieo cấy lúa nếp tập trung được doanh nghiệp bao tiêu từ đầu vụ. 

Vụ chiêm xuân năm nay, toàn tỉnh gieo cấy gần 5.000 ha lúa nếp tập trung tại các huyện Bình Giang, Thanh Hà, Kinh Môn, Nam Sách, Thanh Miện. Nông dân chủ yếu gieo cấy các giống lúa nếp DT22, 87, 97, 415.

a1.jpg
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

 

Vĩnh Phúc: Sản lượng thủy sản tăng gần 4% so với cùng kỳ

 Từ đầu năm đến nay, tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ổn định, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Các hộ nuôi trồng thủy sản tích cực đầu tư cải tạo cơ sở hạ tầng, áp dụng KHKT vào nuôi trồng, đưa các giống cá có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, từng bước đáp ứng nhu cầu của thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế cao..., góp phần đưa tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2018 đạt hơn 10 nghìn tấn, tăng gần 4% so với cùng kỳ, trong đó, sản lượng khai thác đạt 932 tấn; sản lượng nuôi trồng đạt hơn 9.100 tấn.

Sản xuất giống thủy sản trên địa bàn tỉnh ổn định, các hộ và cơ sở sản xuất giống lớn như Chi cục Thủy sản, Công ty cổ phần giống Yên Lạc, Trung tâm thủy sản cấp I... đảm bảo đủ nguồn giống cung cấp cho bà con nuôi trồng trong và ngoài tỉnh. Sản lượng cá giống 6 tháng đầu năm 2018 đạt 1.775 triệu con, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Trong đó, cá bột 1.033 triệu con; cá hương 627 triệu con; cá giống 115 triệu con.

Ninh Bình: Hiệu quả từ mô hình đa canh, xen canh

Sau gần 10 năm chuyển đổi sang phát triển mô hình đa canh, xen canh, anh Ninh Văn Tám (Đông Sơn - Tam Điệp _ Ninh Bình) đã trồng trên 1.000 cây đào phai, đào cành, đào thế, 2 mẫu dưa các loại; gần 100 gốc bưởi Diễn, vải và nuôi lợn nái, lợn thương phẩm. Trở thành mô hình kinh tế điển hình của xã Đông Sơn và là điểm đến cho nhiều nông dân đến tham quan, học tập kinh nghiệm, cách làm.

Anh Đinh Văn Sỹ, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đông Sơn nhận xét: Thành công từ mô hình đã đem lại nguồn thu nhập ổn định và tăng cao không chỉ gia đình anh Tám mà còn mở ra hướng đi mới cho người trồng đào Đông Sơn. Thời gian tới, nông dân xã mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, nhất là được tiếp cận với các mô hình mới, góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

a2.jpg
Anh Ninh Văn Tám thu hoạch dưa hấu - cây trồng xen canh với cây đào.

 

Hiệu quả mô hình kinh tế đa canh, xen canh của gia đình anh Ninh Văn Tám đã thêm một lần nữa minh chứng cho khả năng tư duy, cách làm sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm của người nông dân trong phát triển cây, con nuôi, góp phần tăng thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương.

 

Thanh Hóa: Giá trị sản xuất ngành thủy sản huyện Hà Trung đạt hơn 57,6 tỷ đồng

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hà Trung, 6 tháng đầu năm 2018, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện đạt hơn 1.264 ha; sản lượng nuôi trồng ước đạt 3.612 tấn, tăng 2,96% so với cùng kỳ.

Giá trị sản xuất ngành thủy sản của huyện đạt hơn 57,6 tỷ đồng, bằng 51% kế hoạch năm và bằng 103,6% so với cùng kỳ năm 2017. Huyện đã xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển thủy sản bền vững giai đoạn 2018 - 2020 và kế hoạch chuyển đổi đất trồng lúa vùng quy hoạch trang trại Đông - Phong - Ngọc sang nuôi trồng thủy sản tập trung.

a3.jpg
Hình minh họa. (Nguồn: Internet)

 

Trong thời gian tới, huyện Hà Trung tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp bà con chuyển đổi đất lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả thấp sang các loại cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản; khuyến khích bà con đưa các giống thủy sản có năng suất cao và áp dụng những tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất; chỉ đạo phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tích cực hướng dẫn các hộ nuôi thủy sản thực hiện tốt công tác phòng, chống, dịch bệnh thủy sản. 

 

Hưng Yên: Nhãn sai quả, hứa hẹn bội thu

Thời tiết thuận lợi cùng với việc áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật, kinh nghiệm thâm canh của nông dân, năm nay cây nhãn đạt tỷ lệ đậu quả cao hơn so với nhiều năm. Theo nhận định của ngành chuyên môn và các chủ vườn, từ nay đến cuối vụ, thời tiết mưa thuận gió hòa, Hưng Yên sẽ có một mùa nhãn bội thu.

Ông Nguyễn Thanh Quyết, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT  huyện Khoái Châu cho biết: “Theo dự kiến, năm 2018 là năm nhãn được mùa, sản lượng nhãn quả của huyện Khoái Châu ước tăng từ 1,5 - 2 lần so với năm 2017. 

Hiện nay, các vườn nhãn trên địa bàn tỉnh đang ở giai đoạn phát triển quả non, dự kiến tháng 7 bắt đầu cho thu hoạch nhãn trà sớm.
 
a5.jpg
Vựa nhãn xã Hồng Nam (thành phố Hưng Yên) hứa hẹn được mùa.

 

Thái Bình: Huyện Thái Thụy có 2.355 gia trại và 121 trang trại      

Hiện nay, toàn huyện Thái Thụy có có 2.355 gia trại, 121 trang trại. Trong đó, có 16 trang trại chăn nuôi quy mô lớn gồm 8 trang trại lợn thịt có số lượng nuôi từ 1.000 đến 5.000 con, 4 trang trại lợn nái có số lượng nuôi từ 600 đến 1.000 con, 4 trang trại gia cầm có số lượng từ 3.000 – 6.000 con.

Những năm gần đây, lĩnh vực chăn nuôi của huyện Thái Thụy phát triển theo hướng chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư, phân tán sang chăn nuôi tập trung trang trại, gia trại, chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi gia cầm, khuyến khích sản xuất khép kín, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị để nâng cao hiệu quả sản xuất chăn nuôi.

Nhờ phát triển chăn nuôi gia trại, trang trại đã hạn chế phát sinh dịch bệnh, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường trong khu dân cư, đồng thời góp phần tăng trưởng tỷ trọng ngành chăn nuôi hàng năm, chiếm gần 30% so với tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của toàn huyện.

a6.jpg

Trang trại chăn nuôi gia cầm tại huyện Thái Thụy./.

 

 

      

 

 

 

Thanh Tâm
Ý kiến bạn đọc
  • Chống đói nghèo, bài học Việt Nam nhìn từ NHCSXH

    Chống đói nghèo, bài học Việt Nam nhìn từ NHCSXH

    Chính sách xóa đói, giảm nghèo toàn diện, bền vững luôn được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm và xác định là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Văn Bàn đồng lòng dựng cuộc sống mới

    Văn Bàn đồng lòng dựng cuộc sống mới

    Vùng cao Văn Bàn (Lào Cai), nơi những mái nhà tạm bợ từng là vết tích của cuộc sống nghèo khó, giờ đây đang bừng lên sức sống mới. Với tinh thần đoàn kết và quyết tâm cao, cả hệ thống chính trị, toàn quân dân đang chung sức, nỗ lực không ngừng nghỉ trong hành trình xóa bỏ những ngôi nhà tạm, dột nát, thay thế bằng những ngôi nhà vững chãi, kiên cố.

  • Những cách làm sáng tạo đưa sản phẩm OCOP Quảng Ngãi vươn xa

    Những cách làm sáng tạo đưa sản phẩm OCOP Quảng Ngãi vươn xa

    Sau 5 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã đạt những kết quả ban đầu rất quan trọng, tạo nên động lực mới trong trong phát triển kinh tế nông thôn, góp phần xây dựng thành công Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Trong quá trình thực hiện, xuất hiện nhiều cách làm sáng tạo để sản phẩm OCOP Quảng Ngãi vươn xa…

  • “Thay áo” cho vùng đất bãi Đông Anh

    “Thay áo” cho vùng đất bãi Đông Anh

    Gần 20 năm nay, vùng bãi sông Hồng và sông Đuống được nông dân huyện Đông Anh (Hà Nội) “thay áo” bằng việc chuyển từ canh tác rau màu sang trồng quất cảnh và cây ăn quả.

Top