Thời gian qua, huyện Mường La (Sơn La) đã hỗ trợ người dân tiếp cận nguồn vốn, khoa học kỹ thuật, thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất giỏi, hỗ trợ tích cực các mô hình sản xuất, giúp người dân cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống.
Đặc biệt, UBND huyện Mường La đã phát động phong trào thi đua trong 122 cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn huyện, đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ, giúp đỡ của các doanh nghiệp, hợp tác xã đóng trên địa bàn nhận, hỗ trợ 300 hộ nghèo về kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, giống, vốn... để các hộ nghèo thoát nghèo trong năm 2021. Đến nay, đã có 75 đơn vị nhận, xây dựng phương án chi tiết, cụ thể đối với từng hộ nhằm giúp đỡ 232 hộ nghèo thoát nghèo.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, huyện đã triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, nguồn vốn hỗ trợ sản xuất như: hỗ trợ 100 hộ dân ở xã Mường Bú trồng xoài trên diện tích 64,288 ha, số lượng cây hỗ trợ 25,715 cây; Hỗ trợ giống mít ruột đỏ cho 198 hộ, tổng diện tích 24,75 ha, số cây hỗ trợ 9.900 cây; Tổ chức thả cá bổ sung 1.666,7 kg vào hồ thủy điện Sơn La, trong đó, cá trôi 1.000 kg, cá chép 666,7 kg…
Cùng với đó, Mường La đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến vào trong sản xuất theo hướng hữu cơ, tạo ra các sản phẩm có năng suất và giá trị kinh tế cao, đạt các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn Viet Gap.
Để tạo đầu ra cho nông sản, huyện đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện xuất khẩu sản phẩm nông sản, công tác xúc tiến thương mại năm 2021; thành lập tổ công tác chỉ đạo vận động phát triển vùng nguyên liệu phục vụ nhà máy chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, huyện đã tuyên truyền, vận động, rà soát lao động chưa qua đào tạo, lao động chuyển đổi ngành nghề, lao động thuộc hộ nghèo, hộ gia đình chính sách... lựa chọn, tham gia học những nghề phù hợp với khả năng và nhu cầu của thị trường.
Tổ chức đăng ký chỉ tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thực hiện công tác khảo sát nhu cầu học nghề, tiếp nhận đăng ký học nghề của người lao động trên địa bàn huyện; ban hành kế hoạch đào tạo nghề và tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ cho 2.320 lao động.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…