Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 4 tháng 11 năm 2019 | 10:43

Mỹ công nhận hệ thống an toàn thực phẩm cá da trơn của Việt Nam

Việc đáp ứng yêu cầu công nhận của Mỹ góp phần chuyển đổi mạnh ngành nuôi cá tra Việt Nam từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất lớn. Đây là cơ hội mở rộng xuất khẩu sang Mỹ và các thị trường khác.

xuatkhaucatra.jpg

Chế biến cá tra xuất khẩu. (Ảnh: An Hiếu/TTXVN)

 

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã chính thức công bố quyết định công nhận hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm cá da trơn của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ vào ngày 31/10.

Phát triển bền vững ngành cá tra

Việc Mỹ công nhận tương đương hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm cá da trơn của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển ngành cá tra bền vững trong thời gian tới. Đây là kết quả của ba năm đàm phán, nỗ lực hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức tuyên truyền, đào tạo, tập huấn cho hàng triệu hộ nông dân về điều kiện bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm trong toàn bộ quá trình từ sản xuất con giống, nuôi trồng, vận chuyển, sơ chế, chế biến, xuất khẩu cá tra vào Mỹ.

Hiện nay, có 13 doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu cá tra vào Mỹ. Việc công nhận sẽ tạo niền tin cho nhà nhập khẩu Mỹ yên tâm nhập khẩu, bổ sung thêm doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu để gia tăng sản lượng, giá trị xuất khẩu cá tra vào thị trường Mỹ trong những tháng cuối năm 2019, góp phần tăng trưởng ngành hàng cá tra năm 2019.

Việc đáp ứng yêu cầu công nhận tương đương của Mỹ đã góp phần chuyển đổi mạnh ngành nuôi cá tra Việt Nam từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất lớn. Việc kiểm soát có hệ thống từ con giống đến sản phẩm cuối cùng đang tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của ngành thủy sản.

Phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng, năng lực kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm chuỗi sản xuất, chế biến xuất khẩu cá tra của Việt Nam đã đáp ứng một trong những yêu cầu khắt khe nhất, giúp cá tra Việt Nam dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và mở rộng thị trường xuất khẩu không chỉ Mỹ mà còn các thị trường khác.

 

My cong nhan he thong an toan thuc pham ca da tron cua Viet Nam hinh anh 2
Hệ thống kiểm soát cá tra đã hoàn thiện từ con giống đến sản phẩm cuối cùng. (Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN)
 

Theo quy định, sau khi công nhận tương đương Bộ Nông nghiệp Mỹ tiếp tục giám sát, định kỳ thanh tra lại Hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm chuỗi sản xuất kinh doanh cá tra Việt Nam. Do vậy, để duy trì việc công nhận và mở rộng xuất khẩu sang Mỹ và các thị trường khác, Việt Nam cần tiếp tục rà soát hoàn thiện và triển khai hệ thống chính sách pháp luật và tổ chức tốt việc thực thi chương trình kiểm soát an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh cá tra tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Tận dụng lợi thế mở rộng thị trường

Theo thống kê, hiện Việt Nam có sản lượng cá tra 1,3 triệu tấn, Ấn Độ cũng đã có 650.000 tấn, Bangladesh 450.000 tấn, Indonesia 110.000 tấn. Trung Quốc cũng đã nuôi và thu hoạch 10.000 tấn cá tra ở Hải Nam.

Sản phẩm cá tra của các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh đã tham gia vào thị trường xuất khẩu, mặc dù hiện đang chiếm thị phần nhỏ nhưng việc các quốc gia này đầu tư tăng sản lượng nuôi sẽ là yếu tố cạnh tranh quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra là ngành cá tra phải thay đổi theo hướng tích cực cải thiện từ nuôi, chế biến đến xuất khẩu. Tổ chức sản xuất, chế biến gắn kết chặt chẽ với phát triển thị trường để nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng, diện tích nuôi cá tra là khoảng 5.000 hecta, nhưng kim ngạch xuất khẩu đã đạt 1,8 tỷ USD và còn nhiều tiềm năng, dư địa phát triển.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, ngành cá tra Việt Nam vẫn còn một số khâu còn yếu như liên kết chuỗi giá trị chưa chặt chẽ, tính cạnh tranh chưa cao... Do đó, Bộ trưởng yêu cầu các địa phương phát triển mặt hàng cá tra cần xem khâu giống là khâu “yết hầu”.

“Phải tăng cường sự liên kết trong sản xuất, tiêu thụ, ứng dụng công nghê tiến tiến, giá tăng giá trị... tận dụng tốt lợi thế từ việc Mỹ công nhận tương đương hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm cá da trơn của Việt Nam xuất khẩu để phát triển, mở rộng thị trường xuất khẩu, góp phần quan trọng vào việc thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp,” Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh./.

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top